Có nhiều cách để tái định vị, vấn đề là các nhà quản lý thương hiệu và các CEO có ý định thực hiện hay không, vì vẫn có nhiều người tiếc nuối những gì mình đã xây dựng nên. Không phải công cuộc tái định vị nào cũng thành công, nhưng những nhà quản lý buộc phải làm, vì chỉ khi định vị để thích nghi liên tục, thương hiệu và sản phẩm mới thật sự hoạt động, và có hoạt động thì mới tồn tại...".
Các công ty Ấn Độ đang thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ chuyển giao từ các nước phát triển và tự mình trở thành những nhà sáng tạo khi họ bắt đầu nhắm vào thị trường lớn còn đầy tiềm năng: những người nghèo. Xu hướng đó bắt đầu rộ lên ở đất nước 1,1 tỉ dân này khi những chiếc ôtô tí hon Nano giá chỉ 2.200 USD của Hãng Tata Motors bắt đầu lăn bánh trên các con đường từ tháng 7 năm nay.
Marketing là một trong những lĩnh vực kinh doanh mà 10 năm trước đây hình hài của nó chưa phát triển như bây giờ. Sự phát triển liên tục của marketing giống như một khoa học và thực tiễn nhờ có sự góp sức không chỉ của các nhà quản trị và lãnh đạo công ty mà còn của các bậc thầy tên tuổi được biết đến như những cây đại thụ kinh điển
"Từ mỹ phẩm như X-Men, Doctor-men (dầu gội đầu của Công ty ICP), đến quần áo thời trang Nino-Max ... Phần lớn các loại vải do Việt Nam sản xuất đều không in bất kỳ một chữ Việt Nam nào trên đường biên...". Theo báo cáo của Grey Eye on Asia trong năm nay, 77% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng thương hiệu nước ngoài so với 40% trên toàn châu Á.
Khi kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt hầu bao và trở nên cẩn trọng hơn trước những chương trình tiếp thị, doanh nghiệp cần có nhiều “chiêu độc” để thuyết phục họ làm quen với sản phẩm và dịch vụ mới của mình.Người tiêu dùng Việt Nam đã quá quen với những chương trình dùng thử sản phẩm
Dẫu khủng hoảng kinh tế có khiến việc duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn đến đâu thì bạn hãy luôn tỉnh táo và biết cẳt giảm khôn khéo, đừng vì những cái lợi trước mắt mà đánh đổi lợi ích lâu dài. Thật tệ khi các khoản đầu tư cho hoạt động sáng tạo lại là thứ đầu tiên mọi doanh nghiệp nghĩ đến việc cắt giảm trong thời kỳ khủng hoảng,bởi họ tưởng hoạt động sáng tạo và sự sống còn của doanh nghiệp là hai phạm trù khác biệt.
Ngoài mục tiêu thu hút khách hàng của đối thủ, marketer còn có một chiến lược dài hạn quan trọng khác: thu hút những đối tượng chưa gia nhập thị trường, những đứa trẻ hôm nay – người tiêu dùng trong tương lai. Trong tư duy của marketer, trẻ em mang trong mình ba quyền lực với thị trường: khả năng chi tiêu trực tiếp, khả năng ảnh hưởng tới chi tiêu của bố mẹ, người thân trong gia đình; trẻ em chính là thị trường tương lai.
Câu chuyện PR (hay còn gọi Press release - bản thông cáo báo chí) là một trong những công cụ có mức chi phí không cao, nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả trong việc thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng. Một câu chuyện PR hay sẽ giúp khuếch trương bất cứ điều gì liên quan đến các hoạt động kinh doanh mà bạn mong muốn.
“Thấu hiểu mua sắm là nghiên cứu tiêu dùng được áp dụng để cải thiện, doanh số, lợi nhuận và giá trị cốt lõi của một nhãn hiệu, một ngành hàng hoặc cửa hiệu thông qua những thay đổi hướng về người tiêu dùng đối với môi trường bán lẻ và thông điệp của nó”. Thấu hiểu người mua sắm trước khi vào cửa hiệu bao gồm những nhân tố khác nhau liên quan đến một người mua sắm trước khi họ thực sự bước vào một cửa hiệu.
Theo quy luật thu gọn, một thương hiệu sẽ mạnh hơn nếu trọng tâm được thu gọn lại. Điều gì sẽ xảy ra khi ta thu gọn trọng tâm đến mức không còn thị trường nào khác nữa cho nhãn hiệu đó? Đó có lẽ là tình huống tốt nhất. Ta vừa tạo ra một cơ hội để tung một dòng sản phẩm hoàn toàn mới ra thị trường. Trước khi có Stolichnaya, thị trường rượu vodka đắt tiền thế nào? Hầu như không có gì.