Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Doanh nghiệp thời trang làm thương hiệu

Doanh nghiệp thời trang làm thương hiệu

Ngày đăng: 05/03/2012 (Lượt xem: 1228)
Một số thương hiệu thời trang Việt Nam đã để lại dấu ấn đối với người tiêu dùng trong nước, tuy nhiên quá trình làm thương hiệu của các doanh nghiệp xem ra vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

 Một số thương hiệu thời trang Việt Nam đã để lại dấu ấn đối với người tiêu dùng trong nước, tuy nhiên quá trình làm thương hiệu của các doanh nghiệp xem ra vẫn còn nhiều điều đáng bàn.


Khi phác họa bức tranh tổng thể của ngành dệt may Việt Nam, hầu hết các chuyên gia đều có chung nhận định: doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành dệt may tuy rất nhiều nhưng tạo được thương hiệu vẫn còn khá khiêm tốn. Trong khi đó, ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế đổ vào thị trường Việt Nam đã tạo thêm cơ hội cho người tiêu dùng trong nước quan tâm đến việc “mặc đẹp” thay cho “mặc ấm”. Nhận xét trên được đưa ra tại hội thảo “Thương hiệu cho doanh nghiệp dệt may tại thị trường nội địa”, do Masso Consulting phối hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Công ty Nghiên cứu thị trường định hướng (FTA) tổ chức. Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết điểm yếu của dệt may Việt Nam là thiết kế, thương hiệu và việc phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu.


Xây dựng thương hiệu như thế nào?


Vậy, đâu là điểm quan trọng nhất của một thương hiệu thời trang? “Chất lượng là yêu cầu bắt buộc”, ông Hoàng nhấn mạnh. Cụ thể, điều này được thể hiện qua độ bền nguyên phụ liệu, đường kim mũi chỉ, độ biến dạng, độ bền màu… của sản phẩm. Nhưng quan trọng hơn, người tiêu dùng nhìn nhận thế nào về chất lượng khác nhau giữa các thương hiệu. Kế đến, thiết kế là yêu cầu không thể thiếu của một thương hiệu, nhưng vấn đề là chuyên gia thiết kế có được người tiêu dùng nhận biết không, và mẫu thiết kế xong được trình diễn như thế nào để khách hàng cảm nhận và chấp nhận mua sản phẩm.


Để đạt được sự thừa nhận của người tiêu dùng, tức đi đến đích cuối cùng về mặt thiết kế, cần phải có hai yếu tố: sự phát triển của ngành thiết kế thời trang Việt Nam và năng lực thiết kế của từng doanh nghiệp. Các chuyên gia cho biết ngành thiết kế thời trang của một quốc gia sẽ phát triển dựa trên ba yếu tố: vị trí trong khu vực và trên thế giới; chiến lược đào tạo nguồn nhân lực thiết kế; và điều kiện xã hội cho sự phát triển của lĩnh vực thiết kế. Về phía các doanh nghiệp, để khẳng định năng lực thiết kế của mình cần phải quy tụ được đội ngũ các chuyên gia thiết kế; thành tích thiết kế phải được xã hội nhìn nhận cũng như biết trình diễn các mẫu thiết kế một cách thuyết phục nhất.


doanh-nghiep-thoi-trang-lam-thuong-hieu634657837988125000.jpg

Doanh nghiệp thời trang làm thương hiệu



Về mặt truyền thông, thông điệp từ thương hiệu cần được chuyển tải dưới nhiều hình thức, chứ không chỉ qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Việc này cần được làm một cách chuyên nghiệp và quan trọng là phải có lý do để người tiêu dùng tin tưởng. Hiện nay, các chuyên mục thời trang trên báo và tạp chí, chương trình biểu diễn thời trang, trang web thời trang… xuất hiện ngày một nhiều cho thấy xã hội đang dành sự ưu ái nhất định cho thời trang. “Truyền thông đa dạng sẽ tạo cơ hội để các thương hiệu thể hiện hết mình. Nói như thế nào, chuyển tải thông điệp gì thì doanh nghiệp nào cũng làm được, nhưng điểm mấu chốt vẫn là người tiêu dùng… có tin không”, ông Hoàng nêu vấn đề.


Vì thế, truyền thông cần được làm với tính chuyên nghiệp cao. Các chuyên gia cho biết tính chuyên nghiệp được cấu thành bởi bốn yếu tố: đúng đối tượng (giới trẻ thì không phù hợp với phong cách chững chạc); đúng công cụ (khách hàng thường đọc loại báo nào); đúng thông điệp (chỉ nói những gì liên quan đến thời trang, giá trị mang đến cho người tiêu dùng chứ không phải bản báo cáo thành tích của doanh nghiệp); thể hiện đúng (chọn người mẫu chuyên nghiệp, cách trình diễn ấn tượng trên các kênh truyền thông). Ngoài ra, cũng nên chú trọng đến việc tạo hình ảnh thương hiệu tại điểm phân phối, trưng bày sản phẩm.


Tại hội thảo nêu trên, các chuyên gia đã đưa ra mô hình xây dựng thương hiệu thời trang, với ba yếu tố chính là “phù hợp”, “khác biệt” và “tin cậy”. Ở yếu tố “phù hợp”, một thương hiệu thời trang phải đáp ứng được mong muốn của khách hàng và chủ sở hữu thương hiệu; đồng thời doanh nghiệp phải thể hiện được trách nhiệm với xã hội bằng cách tạo môi trường làm việc tốt cho người lao động, gây thiện cảm với cộng đồng xung quanh. Đối với yếu tố “khác biệt”, doanh nghiệp phải nêu được xu hướng thời trang sắp tới và hiểu đối thủ cạnh tranh hiện nay và sau này, từ đó xác định người tiêu dùng đến với thương hiệu của mình vì những giá trị gì. Cuối cùng, về yếu tố “tin cậy”, thương hiệu phải thiết lập được công cụ hoặc thông điệp đối thoại với khách hàng một cách chuyên nghiệp, kiên trì và nhất quán. Điều này có nghĩa doanh nghiệp không thể tùy tiện điều chỉnh cam kết, thay đổi chính sách với khách hàng vì gặp phải những bất lợi trong sản xuất, kinh doanh.

Theo Nam