1. Organic 3D.
Đây là kiểu logo mới vào
năm 2008, với hiệu ứng 3 chiều. Nó có thể được thấy từ mọi phía và gây
hứng thú cho người xem, đặc biệt là những ai ham thích sự mới lạ. Đánh
bóng những thấu kính của nó để tạo hiệu ứng 3D hoàn hảo hơn.
Ta lấy một vì dụ. Lần đầu tiên bạn nhìn logo
Silverlight, mắt của bạn sẽ cố gắng nắm bắt mọi điểm đặc trưng và phản
ứng lại. Phản ứng đầu tiên của bạn là gì? Bạn sẽ thốt lên “wow“? Bạn qúa
đỗi ngạc nhiên chăng? Phải chăng là mẫu thiết kế đã khơi dậy cảm xúc và
mong muốn được biết sản phẩm nào phía sau mẫu logo? Phản ứng của người
xem chính là cái mà các nhà thiết kế logo hướng vào.
Ban đầu, nhà thiết kế
logo làm việc với một hình dạng cơ bản với hiệu ứng trong suốt. Những
quá trình về sau có thể phức tạp hơn, nhưng bạn phải nhớ rằng sản phẩm
sau cùng càng giống cấu trúc hữu cơ càng tốt. Sử dụng công cụ làm méo
(distortion) cho những vòng xoay hòan hảo. Xu hướng thiết kế logo này
được chào đón bởi vì nó nổi bật.
Bạn có thể thấy, những bong bóng 3 chiều và hiệu ứng trong suốt đã
dược sử dụng quá nhiều đến mức nhàm chán. Một nhược điểm duy nhất là:
những logo bắt mắt xuất hiện trên màn ảnh ngày càng công phu, tinh tế
nên việc in ấn cũng không dễ dàng chút nào. Thật ra, khả năng in logo
chính xác như trên màn ảnh luôn là yêu cầu cơ bản của việc thiết kế
logo. Liệu những kĩ thuật tiên tiến, cho phép chúng ta tái tạo một cách
chính xác mẫu thiết kế trên những bề mặt khác nhau có thể tạo ra sự thay
đổi trong quy luật cổ điển về thiết kế logo?
Những tổ chức kỹ thuật, nơi sản xuất và buôn bán những sản phẩm và
dịch vụ mới, sử dụng kiểu logo này. Bằng cách sử dụng hiệu ứng Organic
3D, những nhà thiết kế có thể tránh được kiểu hình ảnh đơn lạnh phổ biến
của những công ty kỹ thuật khác. Lọai logo này không những bắt mắt mà
cũng thân thiện với khách hàng. Một ưu điểm nổi trội là hiệu ứng ánh
sáng tuyệt vời.
2. Waves – The New Swooshes.
Sau nhiều năm chiếm vị
trí quán quân, swooshes vừa bị thay thế bới waves. Bạn có thấy những
đường gợn sóng trên logo phía trên? Những nhà thiết kế hàng đầu sử dụng
chúng để tăng thêm tính sinh động và dập dờn cho mẫu thiết kế. Để làm
nổi bật tính động, nhà thiết kế sử dụng kỹ thuật làm mờ từ màu này sang
màu khác cho loại logo này. Việc sử dụng gợn sóng đơn hay kết hợp nhiều
gợn trong mẫu thiết kế là không quan trọng, vì hình dáng cong đã tạo sự
sinh động cho logo để người xem có thể cảm nhận được sự chuyển động và
tính truyền đạt thông tin. “Waves“ là một kĩ thuật tốt cho việc gợi lên
cám giác về sự chuyển động, chuyển đổi qua lại, sự nhanh chóng và sự kết
nối. Kỹ thuật này không dễ sử dụng, nhưng một khi bạn thành thạo nó,
bạn có thể tạo ra và tối ưu hóa hiệu ứng. “Waves“ đang thịnh hành ngày
nay. Chúng đã thay thế “swooshes, swirls“ và những kiểu đường cong khác.
Liệu rằng “waves“ có thể trở thành một lọai “swooshes“ mới? Liệu chúng
có thể thống trị màn ảnh trong vài năm? Trước đây, chúng ta đã nghĩ rằng
“swooshes“ là xu hướng, nhưng chúng đã phổ biến đến mức trở nên nhàm
chán. Ngày nay, “waves“ đang nổi bật. Liệu đây có phải là một trào lưu
mới?
3. Web 2.0 Logos.
Những nhà thiết kế thường
nghe cụm từ “web 2.0” từ khách đặt hàng logo. Thực chất, cụm “Web 2.0”
nói đến những kỹ thuật như: Ajax, Ruby, v.v… Vấn đề là, liệu ta có thể
xem kiểu thiết kế Web 2.0 như một xu hướng mới trong lĩnh vực đồ họa?
Ngày nay, logo Web 2.0 đồng nghĩa với những logo hiện đại và hợp
thời. Đó là lí do vì sao một số lượng lớn nhà điều hành Net chuyển logo
hiện hành sang logo dạng web 2.0. Vậy những logo web 2.0 có những đặc
trưng gì? Chúng có màu sáng, nhiều lớp màu, biểu tượng, hiệu ứng 3D, bề
mặt sáng bóng, có bóng và hịên tượng phản chiếu. Kiểu chữ đơn giản,
thường là dạng tròn. Trong một số trường hợp, những tầng màu sắc, hiệu
ứng chiếu sáng, và 3D cũng được áp dụng vào những ký tự.
Những hiệu ứng này phải được sử dụng rất cẩn trọng bởi vì đã có vô
số trường hợp những nhà thiết kế logo quá tập trung vào việc sử dụng
những yếu tố này để làm đẹp cho logo mà không chú ý đến nội dung của
logo – cái mà cần được chú ý nhiều hơn.
Một vài kiểu logo này khá đẹp. Chúng dễ bắt mắt và cho ta cảm giác
về sự tinh tế xen lẫn với tính kỹ thuật. Nhưng liệu xu hướng thiết kế
logo dạng web 2.0 có liên quan chặt chẽ với kỹ thuật web 2.0 đang thịnh
hành? Liệu xu hướng này có mờ nhạt khi kỹ thuật web 2.0 bị thay thế bởi
những kỹ thuật khác? Nói một cách thú vị, ta có thể gọi lọai logo này là
“apple type logo”.
Tất cả chúng ta đã quá quen thuộc với logo Apple xuất hiện vào năm
1998. Apple đã từ bỏ “rainbow logo“ và thay thế bằng ”glass Apple logo”.
Logo này đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên
thế giới, và nó thật sự đã làm sửng sốt công chúng khi nó vừa mới xuất
hiện. Hình ảnh 3D mới mẻ, mang tính đột phá là một yếu tố có tầm ảnh
hưởng lớn; nhưng chính tính chất sáng và ấm áp của nó đã góp phần vào sự
phát triển của mẫu thiết kế và cách cảm nhận một thương hiệu.
Ngay nay, những logo web 2.0 đã tràn ngập đến nỗi chúng trở nên quá
bình thường, chúng ta hãy chờ xem liệu nó có thể tồn tại hay chỉ là một
xu hướng lỗi thời.
4. Transparency in logo design.
Tính trong suốt
(transparency) luôn luôn là mode. Nhờ vào sự tinh tế, thanh thoát nó thể
hiện mà những nhà thiết kế thường sử dụng tính trong suốt. Nó cho phép
ta kết hợp nhiều yếu tố thiết kế khác nhau để tạo hiệu ứng đặc biệt. Với
sự trợ giúp của tính trong suốt, bạn có thể tạo ra những cảm nhận về sự
phát triển, trưởng thành, sự kếp hợp và kết nối.
Một vài nhà thiết kế nổi tiếng cho rằng chỉ có những kẻ thiếu kinh
nghiệm mới sử dụng tính trong suốt và nhữn tầng màu sắc. Điều này hoàn
toàn sai. Tính trong suốt cho phép bạn tạo ra những hiệu ứng có một
không hai, dễ dàng thu hút sự chú ý của người xem. Tính trong suốt khiến
cho mẫu thiết kế sáng hơn, và làm mờ đi sự chuyển tiếp giữa các chi
tiết để tạo ảo giác về những đốm sáng. Hãy nhìn kỹ logo DarienLibrary.
Liệu bạn có thể làm tốt hơn nếu không có sự hỗ trợ của tính trong suốt?
5. Underground Typography – Minimal Fonts.
Hãy xem xét những logo
phía trên. Bạn đã từng thấy những logo tương tự như thế chưa? Đây là
những logo thường thấy trên sites của Typographic Artists trong những
năm gần đây. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng chúng sẽ trở thành xu hướng
chính vào năm 2007.
Những logo này dựa trên kiểu chữ nhỏ, được thiết kế bằng cách sử
dụng càng ít chi tiết càng tốt. Kĩ thuật này dựa trên những hình dạng cơ
bản, tỷ lệ chính xác và tình yêu vô biên đối với kiểu thiết kế theo mức
tối thiểu. Kiểu logo này hoàn toàn thích hợp với một số người, nhưng
vẫn gây ra tranh cãi đối với những người bảo thủ.
Câu hỏi đặt ra là: Lọai thiết kế này có thể dẫn đến sự phát triển
một logo tốt? Hầu hết mọi người có khuynh hướng nói “không”, nhất là khi
những yếu tố tryền thống: tính rõ ràng và tính dễ đọc được cân nhắc
đến. Đúng là những logo dựa vào kiểu Minimal Fonts không thể diễn đạt
thông điệp ngay lập tức. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đồng ý rằng nó vẫn
có thể bắt mắt người xem, khơi dậy tình cảm hoặc mong muốn để khám phá
thông điệp.
Những người xem kiểu logo này sẽ lập tức muốn biết tên của công ty
và hiểu ý nghĩa của logo. Hơn nưa, nó tạo ta cảm giác ngạc nhiên của
việc ngắm nhìn một cái gì khác lạ so với cái thường thấy trên Web.
Thậm chí, lọai logo này dường như có hiệu quả hơn cả những lọai logo
cổ điển. Lời nhận định này phù hợp với một cuộc thảo luận về việc làm
xuất hiện những quy luật mới: mẫu thiết kế càng khác biệt so với những
mẫu thông dụng, thì nó càng hiệu quả. Những mẫu thiết kế logo dựa trên
kiểu chữ nhỏ tối thiểu đòi hỏi kinh nghiệm lâu dài trong lĩnh vực thiết
kế đồ họa và cách trình bày bản in. Chúng cũng không hẳn thích hợp với
mọi lọai khách hàng. Ta có thể nhận thấy kiểu logo này đang được sử dụng
trên bìa album về nhạc điện tử (eletronic music), trên những website
phục vụ cho indie audience, hoặc trên những website của những studio
thiết kế đồ họa thịnh hành.
Theo ý kiến của chúng tôi, chẳng bao lâu nó sẽ trở thành xu hướng
của năm 2008. Chúng ta có thể hy vọng được chiêm ngưỡng những logo được
thiết kế theo xu hướng này.
(Còn tiếp)
Theo Nam