Marketing: chiến lược bị lãng quên?
Ngày đăng: 26/02/2012 (Lượt xem: 1071)
"...A.G. Lafley, CEO của Procter & Gamble, thì luôn khẳng định rằng “khách hàng là ông chủ” và yêu cầu tất cả các nhân viên điều hành, không kể cấp bậc, dành thời gian đến nhà khách hàng và các cửa hàng bán lẻ...". Sự tận tâm đó tác động đến nhận thức sâu xa của các khách hàng quan trọng và khắc sâu văn hoá tôn trọng khách hàng, yếu tố luôn luôn hữu ích cho mọi tổ chức.
Công tác tiếp thị thường bị các công ty coi
nhẹ, hoặc thực hiện không đúng cách. Lý do là nó chiếm chi phí khá cao,
lại không trực tiếp sản sinh ra lợi nhuận. Nhưng nếu công ty bạn cũng
đang coi nhẹ công tác tiếp thị, chắc chắn bạn đang mắc sai lầm nghiêm
trọng về chiến lược kinh doanh.
Dù tiếp thị là khâu quan trọng đối với lưu
thông tiền mặt, nhưng bạn có biết được là nó đã phát huy hết chức năng
của mình hay chưa?
Hiện nay, tại các tập đoàn, những vấn đề về
quản lý và nguyên tắc tài chính luôn dành được sự quan tâm của ban quản
trị cũng như các giám đốc điều hành.
Công tác tiếp thị thường ít được chú ý, một
phần do mang tiếng không xác định được chính xác hiệu quả của các khoản
đầu tư dài hạn cho quá trình xây dựng thị trường và thương hiệu. Tại
nhiều công ty, lãnh đạo cấp cao và ban giám đốc không thấy hết được hiệu
quả thực tế của các hoạt động tiếp thị.
Hơn nữa, tiếp thị thường không theo kịp
những tiến bộ về năng suất cũng như việc giảm chi phí sản xuất và cung
cấp sản phẩm. Kết quả là tiếp thị chiếm tỷ lệ phần trăm ngày càng cao
trong tổng chi phí.
Do chịu áp lực phải tính kết quả theo quý,
nhiều công ty đã sai lầm lựa chọn giải pháp chuyển ngân sách từ đầu tư
xây dựng thương hiệu dài hạn sang nâng giá ngắn hạn.
Sai lầm lựa chọn giải pháp chuyển ngân sách?
Điều này đặt mục tiêu doanh số lên trên yêu
cầu tiếp thị. Kết quả đạt được là tức thì và có thế thấy rõ, song các
biện pháp cải thiện giá thường gây hại chứ không góp phần xây dựng giá
trị thương hiệu.
Hàng triệu đô la không được đầu tư vào các
hệ thống quản lý quan hệ khách hàng khiến uy tín của hoạt động tiếp thị
ngày càng bị mai một. Và dù không công bằng, song việc các nhân viên
tiếp thị hùa theo phương thức đặc trưng cho kiểu bong bóng Internet là
“nếu chúng ta tạo dựng nó, khách hàng sẽ tới và đừng có lo về doanh thu
sau này” đã góp phần huỷ hoại tiếng tăm của hoạt động tiếp thị.
Vì tất cả các lý do trên, bạn có thể không
tin tưởng lắm vào sự nhạy bén tài chính của các nhân viên tiếp thị. Tuy
nhiên, các tổ chức tiếp thị hàng đầu thực sự có những cách tính hay và
có trách nhiệm trước hiệu quả công việc của mình. Công ty của bạn cũng
nên thế.
Tại nhiều tổ chức, hoạt động tiếp thị tách
rời ban điều hành và hội đồng quản trị. Rất ít giám đốc điều hành được
đề bạt từ đội ngũ làm tiếp thị. Mối liên hệ giữa chiến lược kinh doanh
cấp cao với chức năng tiếp thị rất lỏng lẻo hoặc bị phá bỏ. Hoạt động
tiếp thị bị gạt sang một bên khó có thể giúp định hướng cho tư duy chiến
lược và sự phát triển toàn diện về sau.
Bề ngoài thì việc bổ nhiệm một chuyên gia
tiếp thị dày dạn kinh nghiệm vào vị trí giám đốc tiếp thị (CMO) có vẻ sẽ
giúp giải quyết vấn đề. Nó nâng cao vai trò của tiếp thị trong tập đoàn
và tập trung việc hoạch định chính sách tiếp thị.
Nhưng thực tế, việc này lại có những lệch
lạc nghiêm trọng. Theo công ty nghiên cứu điều hành Spencer Stuart,
nhiệm kỳ trung bình của các CMO ở các công ty hàng tiêu dùng hàng đầu là
khoảng 23 tháng. So sánh với nhiệm kỳ của CEO ở các hãng này kéo dài
trung bình là 44 tháng, giám đốc tài chính là 39 tháng và giám đốc thông
tin là 36 tháng.
Ngoài ra, yêu cầu về năng lực tiếp thị ngày
càng cao. Hãy xem hoạt động tiếp thị đã thay đổi ra sao so với một thập
kỷ trước: tiếp thị trực tuyến, việc phổ biến các kênh truyền hình cáp,
các hệ thống quản lý quan hệ với khách hàng tinh vi, sự tăng trưởng của
các cộng đồng thiểu số và các thị trường toàn cầu, sức mạnh ngày càng
lớn của các công ty bán lẻ như Wal-Mart..., tất cả mang tới những thách
thức mới cho việc quản lý tiếp thị.Marketing: chiến lược bị lãng quên?
Nhiệm vụ của CEO không phải là chỉ đạo các
hoạt động cụ thể để khắc phục các khó khăn. Ít CEO có được chuyên môn
cần thiết. Song CEO có trách nhiệm chuẩn bị đội ngũ tiếp thị để có thể
cạnh tranh mạnh mẽ.
Trách nhiệm này bao gồm việc lựa chọn vị trí
lãnh đạo thực hiện chức năng tiếp thị, xây dựng mục tiêu kế hoạch, trao
quyền rõ ràng và trang bị các nguồn lực thoả đáng cho nhân viên tiếp
thị. Có nghĩa là đưa ra cái nhìn chung nhất trong toàn tổ chức về những
yếu tố giúp mang lại chất lượng tiếp thị “thượng hạng”.
Trên hết, CEO phải có nhiệt huyết đối với
khách hàng. John Chamber thuộc Cisco Systems có lẽ là một ngoại lệ khi
ông giành tới một nửa thời gian làm việc của mình để gặp gỡ khách hàng.
Terry Leahy, CEO của Tesco plc, nhà bán lẻ
quốc tế có trụ sở tại Anh, lại dành 2 ngày mỗi tuần ở các cửa hiệu để
giao lưu với khách hàng và nhân viên.
A.G. Lafley, CEO của Procter & Gamble,
thì luôn khẳng định rằng “khách hàng là ông chủ” và yêu cầu tất cả các
nhân viên điều hành, không kể cấp bậc, dành thời gian đến nhà khách hàng
và các cửa hàng bán lẻ.
Các nhân viên tiếp thị thường dành phần lớn
thời gian cho quý đang diễn ra hoặc cho năm tới. Song trong tổ chức phải
có ai đó quan tâm sát sao tới khả năng cần có để cạnh tranh trong thời
hạn dài hơn. Điều quan trọng không kém là xây dựng hình mẫu để các nhân
viên tiếp thị xử sự một cách lễ độ, chính trực và có ý thức trách nhiệm.
Trong trường hợp phải cân nhắc khi đưa ra
quyết định gây tốn kém là thu hồi toàn bộ sản phẩm Tylenol từ các cửa
hàng tại Mỹ trước tin báo có độc tố, Jim Burke - CEO của Johnson &
Johnson, đã căn cứ vào cương lĩnh của công ty coi lợi ích của khách hàng
là đầu tiên, của cổ đông là cuối cùng.
Theo như cương lĩnh, lợi ích của cả hai nhóm
đều được đảm bảo, bất chấp chi phí ngắn hạn là bao nhiêu. Khi Tylenol
được đưa trở lại thị trường với bao bì chống trộm, sản phẩm này không
chỉ nhanh chóng phục hồi mà còn chiếm được thị phần lớn hơn trước.
Theo Nam