Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Sứ mệnh và tầm nhìn, chìa khóa dẫn đến quản lý thương hiệu

Sứ mệnh và tầm nhìn, chìa khóa dẫn đến quản lý thương hiệu

Ngày đăng: 23/02/2012 (Lượt xem: 1665)
Có rất ít công ty châu Á sở hữu và tiếp thị các thương hiệu hàng đầu châu Á - những thương hiệu có thể so sánh với các tên tuổi thế giới như Nike, Starbucks, IBM và Apple. Nhưng thực tế là nhiều công ty châu Á đã sẵn sàng rồi – thậm chí ngay cả họ cũng chưa nhận ra điều này.
Yếu tố duy nhất ngăn cản họ chuyển mình là khả năng sáng tạo và tầm nhìn Tuy vậy những yếu tố này không cản trở các công ty Singapore – những công ty có thể và phải nhắm đến trở thành các thương hiệu khu vực và toàn cầu.
 
 Chính phủ Singapore không cho rằng điều đó là viển vông. Chính phủ công bố rộng rãi chính sách hỗ trợ công tác thương hiệu, các trợ giá và ưu đãi đáng kể để giúp đỡ các công ty muốn quốc tế hóa. Ý tưởng của các công ty Singapore muốn dẫn đầu tiếp thị thương hiệu ở châu Á là một sự thật thuyết phục.

 Có rất nhiều doanh nghiệp năng động và tham vọng ở châu Á – bao gồm cả ở Singapore – những doanh nghiệp này có thể thiếu ‘tầm nhìn’ hay hiểu sai về khái niệm này. Số đông bị hạn chế bởi các mục tiêu thiếu sáng tạo và khá cứng nhắc: phần lớn xoay quanh mục tiêu duy nhất và một chiều là ‘kiếm thật nhiều tiền’.

 Các chiến lược lỗi thời
 
 Hơn nữa, lối suy nghĩ theo thông lệ là ngăn chặn những lãnh đạo doanh nghiệp châu Á thực hiện tối đa tiềm năng của họ. Trong môi trường kinh doanh ngày nay, thành công không chỉ đến bằng việc sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với nhiều tính năng hơn, và cũng không bằng các chương trình giảm giá không ngừng nghỉ Như Philip Kotler, một ‘sư phụ’ về marketing nói: "Các thị trường đang thay đổi nhanh hơn marketing. Ngày nay phần lớn các chiến lược marketing của công ty đã trở nên lỗi thời".
 

tam-nhin-va-su-menh-chia-khoa-dan-den-quan-ly-thuong-hieu.jpg
Tầm nhìn và chiến lược



 Phần lớn các Tổng giám đốc (CEO) không nhận ra rằng họ thực sự có những sản phẩm và dịch vụ hảo hạng, xứng đáng được định giá cao hơn. Cái họ cần là nhìn thấy hiện thực sẵn có của họ từ một góc độ khác.
 
 Phần lớn các CEO tiếp tục lãng quên các thế mạnh bị ‘nhốt’ trong thương hiệu của họ, vì họ thường nhìn công tác thương hiệu từ một góc độ sai lệch.

 Một ví dụ, Richard Eu, CEO của công ty Eu Yang Sang, từ chối nhìn vào sản phẩm kinh doanh của công ty của ông theo góc độ mà những người khác nhìn nhận một cách đơn giản là thuốc Trung Hoa cổ truyền.
 
 Ông có một tầm nhìn rộng hơn: hợp nhất hiệu quả của thuốc Trung Hoa cổ truyền với những đột phá đặc biệt của thuốc tây. Kết quả là, EYS ngày nay đã phát triển mạng lưới hoạt động ra ngoài phạm vi Singapore, Hong Kong và Malaysia, vươn tới Úc và Mỹ.
 
 Giống như ông Eu, các CEO khác cần nỗ lực để nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh hơn vì thiếu nỗ lực này Không như phương Tây, nơi nhiều CEO đã tập trung vào xây dựng thương hiệu như một thông lệ, cơ hội này ở châu Á vẫn còn nằm yên vì các CEO trong khu vực vẫn ‘chưa thông’. Và cơ hội này cũng đang chờ các công ty Singapore.
 
 Một vài người có thể ngạc nhiên khi biết rằng phần đông các công ty ở Singapore – lớn và nhỏ - không chuẩn bị những yếu tố để xây dựng một phương án kinh doanh cho năm hoạt động hiện tại, chưa nói đến kế hoạch 5 năm hay tầm nhìn dài hạn hơn cho vị trí của công ty trong tương lai và làm sao để đạt được vị trí đó.
 
 Hướng theo cơ hội
 
 Các công ty này được mô tả là ‘cơ hội’ khi hướng tới sự tăng trưởng, và ‘phản ứng lại’ khi xử lý với các áp lực cạnh tranh. Bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào cơ hội xuất hiện, là công ty này lập tức hướng đến. Trong một số trường hợp có thể đến tăng doanh thu nhưng chẳng mấy khi duy trì được.
 
 Sau đây là hai bước hành động dành cho CEO. Chiến lược này sẽ thay đổi đáng kể phương hướng và tương lai của các công ty Singapore.

 Hiểu vai trò và tầm quan trọng của tầm nhìn. Tầm nhìn là khả năng bạn nhìn thấy tương lai, tầm xa hơn cái mà những người khác thấy. Một hiện thực mà bạn tin tưởng với niềm say mê và tin tưởng rằng nó sẽ truyền cảm hứng cho những người khác theo bạn. Và tầm nhìn của một mục tiêu rõ ràng thì cần một kế hoạch. Kế hoạch này sẽ như một bản thiết kế chi tiết cho các quyết định phải thực hiện, cũng như phải tránh xa – bất kể những cơ hội tiềm năng có thể mang lại. Nó sẽ buộc bạn phải tập trung vào ‘mảng kinh doanh nòng cốt’ của bạn.
 
 Hiểu vai trò và giá trị của một sứ mệnh chính thống trên cả mục tiêu kiếm tiền. Sứ mệnh của công ty bạn không thể ít hơn lý do để nó tồn tại. Sứ mệnh ở công viên Disney, ví dụ, là ‘khiến mọi người vui vẻ’. Cả người lao động và khách hàng đều hiểu và gắn liền với sứ mệnh đó Kết quả là phần lớn nhân viên ở Disney đều là đúng người đúng việc, và vì thế, lời cam kết và xác nhận của thương hiệu được chuyển giao tới khách hàng mục tiêu. Khi đó, các khách hàng tin vào thương hiệu. Và chỉ khi đó thương hiệu mới thực sự thành công.
 
 Singapore có quyền để tự hào. Là một quốc gia trẻ tuổi, đảo quốc này đã tạo ra một cơ sở hạ tầng kinh doanh làm cả thế giới ghen tỵ. Nhưng nhiều lãnh đạo kinh doanh của Singapore còn chưa tìm ra tiềm năng thực sự của Singapore. Họ hiện nay cần nghĩ khác đi và khám phá hiện thực mới từ một góc độ khác. Khi điều đó xảy ra, nó sẽ thay đổi cơ cấu.


Theo Nam