Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Sức sống mới với ... nhãn hiệu mới (phần 1)

Sức sống mới với ... nhãn hiệu mới (phần 1)

Ngày đăng: 22/02/2012 (Lượt xem: 1191)
Đôi khi chỉ một thay đổi nhỏ trong nhãn hiệu - chẳng hạn như màu sắc hay bố cục mới - cũng là tất cả những cần thiết để đem lại sức sống mới cho một sản phẩm đang tụt dốc và đẩy mạnh doanh số bán hàng “siêu tốc” của công ty.
Vào cuối năm 2005, Michael Curcio, chủ nhà hàng Pyro's Grill, chuyên về thức ăn nhanh bít tết và gà rán tại Jupiter, Fla, đã sẵn sàng cho hoạt động nhượng quyền kinh doanh nhà hàng của ông Song ông nhận thấy mình đang phải đương đầu với một vấn đề khá nan giải.


 Curcio nghĩ rằng trong tiếng Hy Lạp, từ “Pyro” có nghĩa là “lửa” và do vậy nếu đặt tên nhà hàng như vậy sẽ tiêu biểu cho thực đơn là món rán, nướng - và thực tế là gà rán tại nhà hàng đều được rán rất kỹ với 4 đến 5 lần lửa. Tuy nhiên, các khách hàng thường xuyên vào nhà hàng của ông để gọi những món ăn Hy Lạp như gyros và thất vọng rời nhà hàng khi biết rằng Pyro không có các món ăn Hy Lạp. “Thậm chí nếu chỉ có 1% các khách hàng nhầm lẫn tên nhà hàng và ra đi không thoải mái, việc đánh mất các khách hàng như vậy sẽ thực sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của tôi”, Curcio cho biết.

 
 Và rõ ràng, Michael Curcio cần nhiều thứ hơn là một lớp sơn bảng hiệu mới để lấy lại sức sống cho Pyro's Grill. Curcio quyết định ông sẽ phải thay đổi tên công ty và đảm bảo cho hình ảnh nhãn hiệu nhà hàng được rõ hơn nếu muốn hoạt động nhượng quyền kinh doanh sẽ thành công trong tương lai.

 

 Từ suy nghĩ đó, Curcio tìm đến King-Casey, một công ty tư vấn nhãn hiệu nổi tiếng đã từng xây dựng nhãn hiệu chú bò tót cho hãng Merrill Lynch, cung cấp rất nhiều giải pháp phát triển nhãn hiệu và tiếp thị cho các tập đoàn khác lớn như McDonald, Subway Wonder Bread và American Express Cards.

 
 Mặc dù King-Casey không thường xuyên làm việc với các công ty nhỏ, nhưng Howland Blackiston, một trong những nhà quản trị cấp cao tại King Casey, đã quyết định giúp đỡ Pyro’s Grill, đơn giản bởi vì ông rất ưa thích món ăn và phong cách phục vụ của nhà hàng.

 
 Truyền tải hình ảnh nhãn hiệu

 
 Cùng hợp tác với nhau, Blackiston và Curcio đồng ý rằng điều đầu tiên Pyro's cần đến đó là sự thay đổi tên và logo “Thật rõ ràng rằng họ đang cố gắng để trở nên hợp thời, sắc cạnh và hấp dẫn - song một ý tưởng hay đã được thực hiện không đúng cách”, Blackiston cho biết, “Đây là một nhà hàng thực ăn nhanh điển hình với nhiều món ăn ngon, song tên gọi không truyền tải một hình ảnh nhãn hiệu cụ thể về nhà hàng, về các món ăn tại đây”.


suc-song-moi-voi-nhan-hieu-5.jpg
Truyền tải hình ảnh nhãn hiệu



 
 Trong vòng 6 tháng, King-Casey đã tiến hành cuộc nghiên cứu và thăm dò nhãn hiệu. Các nghiên cứu của King-Casey cho thấy khách hàng của Pyro hoàn toàn bị nhầm lẫn bởi logo. “Thông thường, các nhà thiết kế xây dựng một logo sao cho thể hiện rõ ràng nhất những gì nhãn hiệu của bạn muốn nói với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên”, Howland Blackiston, cho biết. King-Casey đã thay đổi hoàn toàn nhãn hiệu Pyro's Grill. Tên của nhà hàng được đổi thành Pyrogrill cùng một logo mới loại bỏ hoàn toàn hình ảnh thần Aztec của người Hy Lạp mà thay vào đó là một ngọn đuốc rực sáng. Thực đơn nhà hàng cũng được thiết kế lại để nhấn mạnh hớn nữa các món ăn.

 
 Curcio ước tính ông phải cho tới 80.000 USD để có được sức sống mới này. Nhưng ông cho biết số tiền này hoàn toàn đáng giá. Doanh số của nhà hàng tăng 10% mỗi tháng kế từ khi sử dụng tên gọi và nhãn hiệu mới. “Chúng tôi không còn thấy ai đến nhà hàng và gọi các món ăn Hy Lạp như trước đây nữa”, Curcio cho biết. Giờ đây Curcio có kế hoạch mở thêm từ 15 đến 25 nhà hàng nhượng quyền kinh doanh trong vòng một vài năm tới “Chúng tôi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nhượng quyền kinh doanh như một phần trong kế hoạch phát triển trọng tâm, vì vậy những thay đổi đầu tiên này có ý nghĩa rất quan trọng”, Curcio nói, “Tất cả những vất vả công việc chúng tôi từng cố gắng thời gian qua đã đem lại kết quả kinh doanh thành công cho nhà hàng và hứa hạn một tương lai nhượng quyền kinh doanh hấp dẫn”.

 
 Hãng Smart Circle International cũng có được một phần thưởng lớn nhờ tái xây dựng nhãn hiệu. Năm ngoái, hãng dịch vụ xúc tiến kinh doanh này đã bỏ ra 15.000 USD để tiến hành cuộc điều tra trực tuyến tìm kiếm một cái tên công ty và logo thích hợp hơn. Paul Byrne, giám điều tiếp thị của Smart Circle, tin rằng những thay đổi nhãn hiệu sẽ đảm bảo kết quả 35% tăng trưởng doanh thu trong năm tiếp theo. Ông giải thích: “Chìa khoá cho bất cứ nỗ lực nhãn hiệu nào đó là biết rõ bạn đang làm những gì, làm cho ai và tại sao bạn làm. Câu trả lời cho các câu hỏi đó nên được xem như nền tảng định hướng cho mọi nỗ lực nhãn hiệu”.

 
 Cũng như Curcio hay Byrne, phần lớn các chủ công ty ngày nay sẽ thấy rằng thật khó khăn để ra các quyết định liên quan tới tên công ty và nhãn hiệu trong những thời điểm kinh doanh khó khăn. Nếu bạn là một trong số đó và đang quan tâm tới việc thay đổi nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp hơn, dưới đây là một số lời khuyên hữu ích: (còn tiếp)



Theo Nam