Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng

Ngày đăng: 21/02/2012 (Lượt xem: 1654)
Một nhãn hiệu được sử dụng một cách rộng rãi và có danh tiếng ở một quốc gia cũng có thể trở nên nổi tiếng ở các quốc gia nơi mà chủ nhãn hiệu thậm chí còn chưa có ý định sử dụng hoặc đăng ký.
Luật học về nhãn hiệu nổi tiếng đã phát triển theo hướng không thể tiên liệu trước khi các toà án và các nhà làm luật đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau ở cấp độ quốc gia Mặc dù hầu hết các nước đều công nhận, về nguyên tắc, rằng các nhãn hiệu nổi tiếng là đối tượng được bảo hộ rộng rãi, nhưng đôi khi vẫn có thể có những sự khác nhau đôi chút giữa luật pháp các nước về vấn đề thế nào là một nhãn hiệu nổi tiếng và việc cấp bảo hộ đối với các nhãn hiệu này. Do đó, ngay cả chủ của các nhãn hiệu được cho là nổi tiếng ở hầu khắp các nước trên thế giới vẫn có thể vấp phải những tình huống và các phán quyết gây hoang mang.
 
 Điều quan trọng cần nhớ là tiếng tăm hoặc sự nổi tiếng của một nhãn hiệu là kết quả của việc sử dụng nhãn hiệu này ở đâu đó trên thế giới kết hợp với một sản phẩm hoặc dịch vụ được nhiều người ưa chuộng. Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, đặc biệt là với công nghệ internet, việc quảng cáo, sự phát triển và danh tiếng của một sản phẩm hoặc một dịch vụ thường vượt ra khỏi biên giới quốc gia bán hàng của chủ nhãn hiệu. Do đó, một nhãn hiệu được sử dụng một cách rộng rãi và có danh tiếng ở một quốc gia cũng có thể trở nên nổi tiếng ở các quốc gia nơi mà chủ nhãn hiệu thậm chí còn chưa có ý định sử dụng hoặc đăng ký. Nếu điều này xảy ra, sự nổi danh kéo dài mãi thành công của một nhãn hiệu cũng có thể làm nảy sinh các tình huống bất lợi cho chủ của nhãn hiệu đó. Một mặt, sự bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng có thể được mở rộng, vượt ra ngoài biên giới quốc gia nơi nhãn hiệu được sử dụng hoặc được đăng ký.
 
 Mặt khác, các nhãn hiệu nổi tiếng thường dễ là đối tượng của các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, buộc chủ nhãn hiệu phải dựa vào các biện pháp kiện phản đối hoặc huỷ nhãn hiệu vi phạm, các lệnh của toà án, hoặc trong một số trường hợp sử dụng các biện pháp sáng tạo hơn để đảm bảo cho việc bảo hộ các nhãn hiệu nổi tiếng của họ thậm chí ở cả các nước nơi mà sản phẩm hoặc dịch vụ tương ứng không hề có.
 
 Luật quốc gia ở các nước theo hệ thống dân luật (nơi điều kiện để được bảo hộ độc quyền thường nghiêng về sự kiện đăng ký hơn là sự kiện sử dụng) có thể sẽ rất phiền hà cho chủ một nhãn hiệu nổi tiếng ở một số nước, những kẻ vi phạm độc quyền nhãn hiệu thường tìm cách chiếm đoạt quyền của chủ sở hữu hợp pháp bằng cách đăng ký các nhãn hiệu nổi tiếng trước chủ đích thực của các nhãn hiệu này.
 
 Việc đăng ký kiểu đánh cắp này sau đó có thể được dùng để ngăn cản ngưòi chủ chính đáng của nhãn hiệu sử dụng và đăng ký nhãn hiệu của mình tại nước đó. Một vụ như vậy là vụ Nintendo of America and Nintendo Ltd. kiện Atari Mundial (Toà án Tối cao Venezuela, 3/8/1995), liên quan tới một hãng sản xuất trò chơi video đã nộp đơn nhãn hiệu hàng hoá cho nhãn hiệu NINTENDO. Vì Venezuela là nước theo hệ thống “fist-to-file” (bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trên nguyên tắc đăng ký trước), hãng sản xuất này đã tuyên bố rằng vì họ nộp đơn đầu tiên nên có quyền độc quyền đối với nhãn hiệu NINTENDO ở Venezuela. Trong khi tuyên bố NINTENDO là một nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng lại không xác định bên nào có quyền đăng ký nhãn hiệu này ở Venezuela, toà án đã cho Nintendo America một chiến thắng hữu danh vô thực nhưng đã không công nhận sự bồi thường cho Nintendo America. Tuy nhiên, cuối năm đó Venezuela gia nhập Công ước Paris, và các chủ nhãn hiệu có thể an tâm rằng từ giờ các nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được bảo hộ ở Venezuela theo Điều 6bis của Công ước Paris.
 

nhan-hieu-noi-tieng-4.jpg
Nhãn hiệu Nintendo


 Ngược lại với vụ Nintendo ở nước ngoài, McDonal's Corporation đã thành công ở Kenya, cũng là nước theo hệ thống dân luật. Tại đây đã có một vụ kiện phản đối Công ty Colorprint khi công ty này cố gắng đăng ký nhãn hiệu MCDONALD'S và biểu tượng hai hình vòng cung cho nhóm 16 (nhóm 16: Giấy, các tông và các sản phẩm làm từ các vật liệu này). Theo luật quốc gia, do Colorprint nộp đơn trước nên có quyền ngăn cản McDonal's nộp đơn bởi vì McDonal's chưa hề đăng ký nhãn hiệu này tại Kenya. Tuy nhiên, do nhận biết được sự nổi tiếng của nhãn hiệu của MCDONAL'S và sư không thiện ý rõ ràng của Colorprint, cơ quan nhãn hiệu hàng hoá đã từ chối đơn của các nhãn hiệu này có thể gây ra sự nhầm lẫn Quyết định của cơ quan nhãn hiệu hàng hoá Kenya chỉ rõ: “Dường như người nộp đơn biết việc có nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh ở nơi khác trên thế giới và muốn lợi dụng việc nhãn hiệu này chưa có ở Kenya.” Do đó, McDonal's đã nhận được một quyết định có lợi mặc dù họ không đăng ký hay sử dụng nhãn hiệu của họ tại Kenya, dựa trên bằng chứng về sự nổi tiếng toàn thế giới của nhãn hiệu MCDONAL'S. Vụ việc của McDonal's ở Kenya minh chứng tính hiệu quả của luật học về nhãn hiệu nổi tiếng trong đấu tranh chống lại việc đánh cắp tên và danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng.

nhan-hieu-noi-tieng-6.jpg
McDonal's


 
 Một sự may rủi khác mà chủ của các nhãn hiệu nổi tiếng phải đối mặt trong khi phát triển các thương hiệu của mình là vấn đề về việc đăng ký trước một cách hợp pháp của bên thứ ba đã ngăn chặn nhãn hiệu nổi tiếng của họ có mặt tại địa phương.Trong trường hợp vụ Commercial Ibercia de Exclusivas Deportivas SA (Cidesport) kiện Nike International Ltd. and American Nike, SA (Toà Tối cao, Toà Dân sự, Tây Ban Nha, 22/9/1999), đơn đăng ký nhãn hiệu NIKE của U.S. Nike cho sản phẩm quần áo thể thao đã bị bác bỏ bởi giấy chứng nhận đăng ký năm 1930 của Tây Ban Nha cho nhãn hiệu NIKE và hình cho “bít tất”. Bất chấp sự nổi tiếng toàn thế giới của nhãn hiệu NIKE, bên mua lixăng, Cidesport, đã có thể loại bỏ thương hiệu nổi tiếng NIKE ra khỏi Tây Ban Nha. Ngược lại với các nước theo hệ thống dân luật, các nước theo hệ thống thông luật lại coi việc sử dụng trước là điều kiện để xác định bên nào có quyền ưu tiên đối với nhãn hiệu.


nhan-hieu-noi-tieng-5.jpg
Nike


 
 Tuy nhiên, tiêu chuẩn này có thể gây ra một loạt các vấn đề nghiêm trọng cho các chủ nhãn hiệu nổi tiếng khi nhãn hiệu của họ trở nên nổi tiếng sau khi một nhãn hiệu đã được đăng kí trước bởi một người khác ở một nơi nào đó. Trong các trường hợp như vậy, bằng chứng sử dụng, danh tiếng trong thương mại hoặc các nhóm khách hàng liên quan, dụng ý xấu và các yếu tố khác trở nên quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp.Ví dụ, trong vụ của Mỹ, Dreamwerks Production Group, Inc. kiện SKG Studio, dba DreamWorks, 142 F.3d 1127 (9th Cir. 1998), SKG Studios đã biện hộ cho nhãn hiệu nổi tiếng của họ DREAMWORKS (được gắn với chương trình giải trí của Hollywood) trước nhãn hiệu DREAMWERKS kém nổi tiếng hơn, nhưng lại được sử dụng trước của hãng Dreamwerks. Dreamwerks, bên sử dụng và đăng ký trước nhãn hiệu DREAMWERKS, bị cho là vi phạm nhãn hiệu theo quy định của cả Đạo luật Lanham (Lanham Act) và thông luật của bang.


nhan-hieu-noi-tieng-7.jpg
DREAMWORKS


 
 Bất chấp thực tế là SKG Studios đã làm cho nhãn hiệu DREAMWORKS trở nên có tiếng, phiên toà lần thứ chín đã đảo ngược lại phán quyết của toà cấp dưới có lợi cho SKG Studios và gửi trả lại vụ việc để xét xử lại, tìm thêm các dấu hiệu tương tự về hình, âm và nghĩa Mặc dù nhãn hiệu DREAMWORKS được công nhận là nổi tiếng, phiên toà lần thứ chín vẫn kết luận rằng SKG Studios “cũng ở vị thế như bất kỳ một công ty mới nào, và phải đảm bảo rằng nhãn hiệu của mình sẽ không xâm phạm quyền của chủ nhãn hiệu đang tồn tại.”
 
 Mặc dù chủ nhãn hiệu thường gửi đơn cho cơ quan nhãn hiệu hoặc ra toà yêu cầu dừng hành vi của bên vi phạm và/hoặc giành lại quyền của họ, trong một số ít trường hợp, chủ nhãn hiệu đã sử dụng các chiến thuật khác mang tính sáng tạo hơn. Vào cuối những năm 1980, PepsiCo, hãng khi đó đã là chủ nhãn hiệu nổi tiếng PIZZA HUT, đang có kế hoạch triển khai kinh doanh ở Cyprus. Mặc dù PepsiCo đã đăng ký ở Cyprus, nhãn hiệu này đã không được sử dụng, và việc đăng ký đang vấp phải việc kiện của bên thứ ba, thực tế là bên vi phạm, đòi huỷ do không sử dụng nhãn hiệu.
 
 Thực tế, bên vi phạm đang có một cửa hàng pizza và sản xuất pizza lạnh dán nhãn PIZZA HUT và hình. Họ thậm chí còn in logo PIZZA HUT màu đỏ trên các hộp pizza của họ. Trên cơ sở việc sao chép hiển nhiên này, rõ ràng rằng bên vi phạm đã biết rõ danh tiếng của PIZZA HUT và đã cố gắng huỷ đăng ký này để lấy nhãn hiệu đó cho mình.


nhan-hieu-noi-tieng-3.jpg
Pizza Hut


 
 Mặc dù PepsiCo đã đệ đơn ra toà kiện bên vi phạm, nhưng áp lực kinh doanh đòi hỏi phải giải quyết chóng vánh hơn vụ này. PepsiCo cần phải sáng tạo, và các luật sư của họ đã có được các chiến thuật tốt để cuối cùng bảo vệ được quyền của PepsiCo. Sau khi gửi các thư cảnh báo và đề nghị ngừng hành vi vi phạm cho bên vi phạm, các luật sư của PepsiCo đã thuê một người lái taxi địa phương tìm kiếm vị trí của cơ sở sản xuất đang in các nhãn hiệu PIZZA HUT bất hợp pháp lên các hộp đựng bánh pizza. Cơ sở in này sau đó đã ngừng in nhãn hiệu này theo yêu cầu của thư cảnh báo, và đứng trước nguy cơ bị kiện, đã hứa sẽ tuân thủ các yêu cầu của luật sư về việc ngừng sản xuất các hộp đựng pizza in nhãn hiệu vi phạm.
 
 Sau khi loại bỏ được khâu then chốt nhất của hoạt động sản xuất kinh doanh này, người lái taxi tháo vát đó đã gửi thư cảnh báo đi khắp nơi trên đảo Cyprus cho tất cả các chủ siêu thị bán pizza của bên vi phạm, thúc giục họ hoặc là ngừng việc bán các bánh pizza này, hoặc sẽ bị khởi kiện. Chiến thuật của các luật sư đã đem lại kết quả mỹ mãn. Bằng cách loại được các bộ phận then chốt của sản xuất và phân phối, họ đã tạo ra một vị thế không vững vàng cho bên vi phạm, dẫn đến việc giải quyết triệt để việc vi phạm.
 
 Như được minh họa bằng các kết quả khác nhau trong các vụ NINTENDO, MCDONALD'S, NIKE, DREAMWERKS, và PIZZA HUT, chủ của các nhãn hiệu nổi tiếng thường gặp phải nhiều vấn đề trong việc bảo vệ nhãn hiệu của họ trên thế giới. Phải đối mặt với những kết quả không thể dự đoán trước như trong các vụ việc trên, chủ nhãn hiệu thường xuyên đứng trước thách thức trong việc bảo vệ các nhãn hiệu có giá trị của mình, thậm chí ngay cả khi các tiêu chuẩn bảo hộ dường như là có lợi cho mình. Trong khi các quốc gia tiếp tục xây dựng các tiêu chuẩn về nhãn hiệu nổi tiếng, cần phải nâng cao sự nhất quán rằng người tiêu dùng phải là người phán xét quan trọng nhất

Theo Nam