Lập Kế Hoạch PR Trong 1 Ngày
Ngày đăng: 21/02/2012 (Lượt xem: 1043)
Khi công ty bạn đối mặt với khủng hoảng mà nếu không sử lý kịp thời nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín đã xây dựng hàng mấy mươi năm, nó làm cho khách hàng mất lòng tin với sản phẩm đang cung cấp trên thị trường, kết quả là hàng hóa không lưu thông, doanh thu giảm và kết quả cứ kéo dài thì hẳng mỗi người chúng ta biết điều gì xảy ra.
Như vậy lập kế hoạch PR đòi hỏi bạn phải làm trong một thời gian ngắn nhất hiệu quả nhất bạn có thể làm trong 1 ngày.
Bước 1- Đánh giá tình hình
· Nội dung đánh giá: Chúng ta đang ở đâu trong tâm trí của công chúng? Công chúng hiểu chưa chính xác ở những vấn đề nào?
· Phương pháp đánh giá: thăm dò ý kiến, thái độ; xem xét các báo cáo; đánh giá môi trường nội bộ; xem xét các yếu tố bên ngoài.
Bước 2- Xác định các mục tiêu
· Thay đổi hình ảnh;
· Thu hút nguồn nhân lực tốt;
· Công chúng biết và hiểu rõ công ty;
· Công bố thành tích;
· Công bố phạm vi thị trường mới;
· Cải thiện các đối nghịch, hiểu lầm; giải quyết khủng hoảng;
· Gia tăng sức mạnh của tổ chức;
· Hướng dẫn tiêu dùng;
· Thiết lập một đặc điểm mới trong văn hóa tổ chức;
· Để công chúng biết về hoạt động xã hội của lãnh đạo công ty;
· Để ủng hộ một chương trình trao học bổng, tài trợ;
· Để công chúng biết đến hoạt động nghiên cứu của tổ chức;
Để các chính trị gia, quan chức chính phủ biết về hoạt động của tổ chức vì có thể bị ảnh hưởng của các luật, qui định mới,…
Xác định mục tiêu
Bước 3- Xác định các nhóm công chúng
· Sự cần thiết:
· Xác định được những nhóm công chúng liên quan;
· Thiết lập ưu tiên chi ngân sách;
· Chọn phương tiện truyền thông phù hợp;
· Chọn phương pháp truyền thông phù hợp;
· Chọn thông điệp phù hợp.
10 nhóm công chúng cơ bản:
· Cộng đồng;
· Nhân viên hiện tại;
· Viên tiềm năng;
· Nhà đầu tư góp vốn;
· Nhà cung cấp;
· Nhà phân phối;
· Giới truyền thông;
· Các giới có thể ảnh hưởng đến dư luận;
· Hiệp hội thương mại, đoàn thể;
· Khách hàng, người tiêu dùng.
Xác định các nhóm công chúng
Bước 4: Có thể xem xét và chọn các phương tiện truyến thông phổ biến sau đây:
· Báo chí,
· Phát thanh,
· Truyền hình,
· Băng hình,
· Bài phát biểu,
· ấn phẩm,
· Thư từ,
· Tập san nội bộ,
· Văn hóa công ty,
· Triển lãm,
· Tài trợ,…
Bước 5- Hoạch định ngân sác
Những ích lợi:
·Biết chi phí thực hiện một chương trình;
· Cho biết nên tiến hành các chương trình nào trước;
· Có thể lập kế hoạch chi tiết chi phí;
· Đặt định mức chi tiêu và kiểm soát;
· Đánh giá được việc sử dụng ngân sách.
Các yếu tố chi phí:
· Lao động;
· Chi phí quản lý;
· Nguyên vật liệu;
· Công tác phí
Bước 6- Đánh giá kết quả
Phương pháp đánh giá:
· Bằng số lượng phản hồi;
· Bằng số liệu thống kê;
· Bằng nguồn tài liệu;
· Thăm dò dư luận;
· Sự gia tăng hiểu biết của công chúng;
· So với kết quả mong muốn.
Theo Nam