7 vấn đề chủ yếu trong quản trị nhãn hiệu (Phần cuối)
Ngày đăng: 20/02/2012 (Lượt xem: 1005)
Trước hết, nhiều kinh nghiệm và mô thức đối phó với áp lực cạnh tranh của các nhãn hiệu đa quốc gia thâm nhập vào thị trường sở tại như: phối thuộc thành chi nhánh, phòng ngự, tránh né trên thị trường nội địa, tránh né ra thị trường nước ngoài, trực tiếp đối đầu,... đã được nhiều nhà nghiên cứu đúc kết và có giá trị tham khảo tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển
6. Nhãn hiệu trong kinh doanh quốc tế
Động cơ
phát triển một nhãn hiệu đa quốc gia tất nhiên không chỉ do sức ép quá
mạnh trên thị trường nội địa. Sự bùng nổ thông tin, sức hút và tính giao
hòa lẫn nhau giữa các nền vǎn hóa, sự phát triển của du lịch quốc tế đã
tạo ra ngày càng nhiều nét tương đồng trong tâm lý tiêu dùng và đôi khi
trong cả kết cấu tiêu dùng giữa các khách hàng thuộc nhiều quốc tịch
khác nhau trên các lục địa, nhất là lớp người tiêu dùng thuộc thế hệ
trẻ, tạo nên các mảng thị trường tương đồng trong từng thị trường quốc
gia mà theo đó, một nhãn hiệu cụ thể với một tính cách cụ thể sẽ có điều
kiện xác lập cho mình một thị trường quốc tế nhằm mở rộng quy mô sản
xuất, cung ứng để tận dụng các ưu thế về phí cố định lẫn phí lưu động.
Nhiều chương trình Gala về thương hiệu Việt tổ chức
Như vậy, trong khi hoạt động xuất khẩu đòi hỏi chủ yếu ở khả nǎng phát
hiện nhu cầu của đối tác nước ngoài, bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch
vụ đi kèm với một giá cả có tính cạnh tranh, thì việc phát triển một
nhãn hiệu đa quốc gia (global branding) còn yêu cầu phải có một nhận
thức tương đối rõ ràng về một chiến lược giúp định hình được một hoặc
một tập nhãn hiệu không chỉ có các giá trị vật lý và vô hình tương đẳng
hoặc vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh, mà còn có các nét tính
cách đặc thù để tạo nên một khả nǎng phân biệt, vốn là yêu cầu cơ bản
nhất trong việc xây dựng một nhãn hiệu.
7. Quản trị tài sản nhãn hiệu
Giá trị
ban đầu của một nhãn hiệu thực ra không có gì khác hơn ngoài một số chi
phí như thuê nghiên cứu phân tích, thiết kế, bảo hộ pháp lý. Quá trình
bồi tụ tiếp theo đó đòi hỏi việc sử dụng có hiệu quả không chỉ các kỹ
thuật tiếp thị (4P/7P) mà cả các kỹ thuật quản trị các giá trị và các
nét tính cách của nhãn hiệu. Một khi đã hình thành, một mặt, có thể phân
tích giá trị tổng thể của nhãn hiệu thành nhiều mặt khác nhau (như đã
giới thiệu bên trên) và vận dụng các kỹ thuật bồi tụ thích ứng cho từng
mặt trong từng giai đoạn của quá trình cạnh tranh; mặt khác, cũng có thể
mổ xẻ nhãn hiệu như một thực thể "có tính cách" đảm nhiệm vai trò thỏa
mãn, bổ túc, chia sẻ, hay diễn đạt tâm lý của khách hàng mục tiêu...
Phương pháp so sánh tương đối các mặt mạnh, yếu của nhãn hiệu so với
nhãn hiệu cạnh tranh bằng cách sử dụng các cột điểm cũng thường được áp
dụng để xác định các chiến thuật nhãn hiệu thích hợp với từng giai đoạn
trên thương trường. Cuối cùng, các cơ sở để tiến hành định giá nhãn hiệu
dưới quan điểm của bên giao hoặc bên nhận trong quá trình mua bán nhãn
hiệu, cấp đặc quyền nhãn hiệu (franchising), chuyển giao công nghệ có
kèm nhãn hiệu,... cũng cần được nắm bắt, kể cả việc xác định mức độ
thiệt hại trong các tranh chấp pháp lý.
Top 10 Thương Hiệu nổi tiếng Việt Nam
Tóm lại, nếu kết quả của hoạt động marketing chủ yếu hướng đến việc bảo
đảm đưa đúng sản phẩm đến đúng khách hàng vào đúng thời điểm với đúng
giá cả có thể làm hài lòng cả đôi bên doanh nghiệp và khách hàng, thì
kết quả của hoạt động quản trị nhãn hiệu, trong một góc tiếp cận vừa hẹp
hơn vừa chuyên nghiệp hơn, hướng đến việc xây dựng, duy trì và phát
triển một tài sản vô hình trong dài hạn, gắn với một quan điểm rõ ràng
về vǎn hóa và chiến lược kinh doanh, không chỉ đòi hỏi một tham vọng
lớn, một quyết tâm cao, một tầm nhìn rộng của giới lãnh đạo doanh
nghiệp, mà còn đòi hỏi nǎng lực tổ chức được một bộ phận tác nghiệp sắc
sảo biết cách vận dụng linh hoạt nhiều kỹ thuật quản trị nhãn hiệu cụ
thể bằng một phong cách nhất quán.
Cũng xin được lưu ý rằng, hiện nhiều chức danh quản trị viên nhãn hiệu
tại một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với thời hạn tại chức
thường chỉ đôi ba nǎm, chỉ được giao nhiệm vụ tập trung phát triển doanh
số của một hay một tuyến nhãn hiệu cụ thể. Điều này thường có nguyên
nhân ở chỗ các nhãn hiệu tương ứng đã là những nhãn hiệu thành danh và
đang nằm trong nhóm nhãn hiệu lãnh đạo thị trường. Khi này, những mục
tiêu chiến thuật của chi nhánh quốc gia (thường là các mục tiêu tài
chính trung và ngắn hạn) có phần quan trọng hơn các yêu cầu chiến lược.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, nhiệm vụ quản trị nhãn hiệu
xuất phát từ một thế đứng hoàn toàn khác và nên được xem xét, phát triển
một cách có hệ thống trong quá trình chuẩn bị cạnh tranh với các nhãn
hiệu đến từ các nước lân cận trong khu vực, hoặc đã và đang chuẩn bị xâm
nhập thị trường nội địa, hoặc đang cùng đua chen vào thị trường các
nước phát triển.
Nắm bắt được thời cơ sẽ dễ dàng khuếch đại nội lực,
nhưng quản trị chính tắc và linh hoạt mới tạo được cơ chế phát triển một
nguồn nội lực thực sự bền vững có thể chịu đựng được các thử thách khắc
nghiệt của một cuộc chơi và cũng là cuộc chiến dấu hiệu (signs war) đầy
tính cạnh tranh.
Theo GalaxyS