7 vấn đề chủ yếu trong quản trị nhãn hiệu(Phần 2)
Ngày đăng: 20/02/2012 (Lượt xem: 1052)
Một cách tổng quát, khách hàng luôn cảm nhận nhãn hiệu một cách tổng thể, thông qua việc gán các nhãn hiệu một tính cách nào đó tổng hòa từ nhiều nét tính cách và giá trị cụ thể của nhãn hiệu. Theo đó, từng yếu tố cụ thể trong tâm lý tiêu dùng (cảm giác, tri giác, chú ý, tâm trạng, tình cảm, ý chí...)
3. Nhãn hiệu và khách hàng
Nên được
chú ý để có thể phân tích và khai thác một cách hiệu quả nhất các dấu
hiệu thông tin trong một thông điệp truyền thông. Các nhà nghiên cứu thị
trường cũng nhận thấy có một số mô thức đáp ứng của khối đông khách
hàng trong thị trường mục tiêu với nhãn hiệu như thói quen sử dụng nhãn
hiệu, tầm quan trọng của nhóm khách hàng thân thiết...
Màu sắc tạo nên giá trị thương hiệu
Việc nắm bắt nhiều dạng động cơ hoặc ước muốn khác nhau xuất phát từ
cùng một nhu cầu cụ thể của khách hàng, là cơ sở để xác định được đúng
các lợi ích mà khách hàng mong đợi trong tập hợp các giá trị và các nét
tính cách mà nhãn hiệu có thể cung ứng, giúp giảm thiểu các chi phí
truyền thông kém hiệu quả về các giá trị không quan trọng đối với khách
hàng, không chỉ trên các phương tiện truyền thông đại chúng (vốn là một
trong các hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ), mà cả trên các dấu
hiệu ngoại kết khác của sản phẩm mang nhãn như: bản thân tên nhãn (ngữ
âm, ngữ nghĩa), phong cách trình bày nhãn hiệu, bao bì, nhãn hàng hóa,
các khẩu ngữ (slogan), các thông điệp marketing trực tiếp...
Tất cả đều
nhằm tǎng hiệu quả duy trì và phát triển liên tục mối quan hệ với khách
hàng, và làm nảy sinh mặt giá trị thứ tư của nhãn hiệu: ý hướng trung
thành của khách hàng, bên cạnh các khái niệm mức độ nhận biết, chất
lượng cảm thụ, và ấn tượng liên kết đã đề cập.
4. Nhãn hiệu và thị trường mục tiêu
Thương hiệu rượu Johnnie Walker hàng đầu
Hiểu rõ
các lĩnh vực kinh doanh của mình đang trong giai đoạn phát triển nào là
cơ sở quan trọng trong việc vận dụng các kỹ thuật kinh điển của
marketing như xác định thị trường, phân mảng thị trường (segmentation),
xác định thị trường mục tiêu (target market), định vị nhãn hiệu
(positioning)... Bên cạnh đó, ít nhất nhà quản trị cũng cần xác định
được một cách định tính mức độ gây áp lực của các lực cạnh tranh khác
nhau trên thị trường đối với nhãn hiệu của mình, và không thể không quan
tâm đến một số thách thức đương đại như: vai trò của các nhãn hiệu phân
phối, thương mại điện tử, hàng giả và hàng nhái...
Từ đó, việc phát
triển các tuyến sản phẩm mới và theo đó là tuyến nhãn hiệu tương ứng,
hoặc việc xác định khả nǎng mở rộng phổ sản phẩm của nhãn hiệu sẽ được
giải quyết một cách có hệ thống hơn, các công cụ của marketing mix được
vận dụng một cách có hiệu quả hơn trên các mặt: truyền thông, quảng cáo,
khuyến mãi... cho từng nhãn hiệu cũng như cho cả tập nhãn hiệu (brand
portfolio) và tập biểu tượng của phong cách kinh doanh (thương hiệu -
logo - nhãn hiệu). Như vậy, việc phân tích thời cơ và nguy cơ trên thị
trường thường không tách rời với việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu
trong chuỗi giá trị của DN, và là cơ sở xác định các lợi thế (goodwill)
riêng có trên các mặt thương mại, tài chính, pháp lý, công nghệ..., mà
theo một phương thức quản trị thích ứng, có thể giúp hình thành nên mặt
giá trị thứ nǎm của nhãn hiệu.
5. Khía cạnh pháp lý của nhãn hiệu
Trong quá
trình thâm nhập và phát triển thị trường của mình, nhãn hiệu chịu sự
điều chỉnh của nhiều quy định pháp lý trong nhiều ngành luật khác nhau:
dân sự, thương mại, quảng cáo, sở hữu trí tuệ, hành chính, hình sự,
chống cạnh tranh không lành mạnh, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc tham gia..., và bên cạnh đó là các chính sách của chính phủ và
chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc phân tích các giới hạn và các ảnh
hưởng của các chính sách và pháp luật hiện hành lên quá trình bồi tụ giá
trị nhãn hiệu, thông qua nǎm mặt giá trị nhãn hiệu đã đề cập trên, hoặc
thông qua một phương án phân tích khác, sẽ góp phần hữu ích trong việc
vận dụng các kỹ thuật và công cụ tiếp thị nhãn hiệu.
Bên cạnh đó, việc
nắm bắt các nội dung cơ bản của các quy định pháp lý về nhãn hiệu trong
luật sở hữu công nghiệp cũng là một yêu cầu cần thiết trong quá trình
quản trị nhãn hiệu, có lúc nhằm giúp tránh các rủi ro và tranh chấp
không đáng có, có khi để bảo vệ giá trị đã kết tụ được vào nhãn hiệu nhờ
phương pháp quản trị đúng cách, kết hợp với tầm nhìn và sự nhạy cảm của
lãnh đạo doanh nghiệp trong việc khai thác tốt các thời cơ thị trường.
Cũng không khó khǎn gì để doanh nghiệp có thể nhận biết rõ hệ thống và
vai trò riêng của các cơ quan, tổ chức liên quan trong khía cạnh sở hữu
công nghiệp như Cục sở hữu công nghiệp, Thanh tra khoa học công nghệ, Tổ
chức đại diện sở hữu công nghiệp, Quản lý thị trường, Công an kinh
tế... trong quá trình hỗ trợ xử lý các xung đột và tranh chấp về nhãn
hiệu đã được bảo hộ độc quyền (trademark).
Theo GalaxyS