Ngày nay có một hệ thống bán lẻ còn khá
mới mẻ, nhưng hiện tại đang thể hiện rất tốt vai trò của mình trước các doanh
nghiệp, đó là phân phối sản phẩm qua hệ thống bán lẻ trên mạng
. Tuy nhiên có một
điều khó khăn cho các doanh nghiệp là: họ phải làm như thế nào để tất cả các bên
như hệ thống cửa hàng, các kênh bán lẻ và những kênh trung gian khác có thể kết
hợp chặt chẽ với các đơn vị bán lẻ trên mạng để đạt được một kết quả khả quan?
Quảng cáo trực tuyến là phương tiện thu hút khách hàng nhanh nhất
Câu trả lời nằm ở hệ thống kinh doanh bán lẻ trên mạng, hệ thống này có thể quản
lý các thành phần như: lượng hàng đã bán được, lượng hàng đang tồn kho, khối
lượng đặt hàng, đồng thời có thể thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng.
Hệ thống này không chỉ đơn thuần liên kết với kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp
mà còn có mối quan hệ chặt chẽ đến định hướng hoạt động của doanh nghiệp.
Các thông số đo lường quảng cáo trực tuyến và bán hàng trực tuyến.
Người làm tiếp thị bán lẻ trên mạng luôn hiểu rằng sự phân loại hàng hoá, sử
dụng kênh bán hàng nào và thể hiện gói hàng như thế nào là ba yếu tố kết hợp đem
lại lợi nhuận cao nhất trong bài toán hoạch định bán lẻ.
Hiệu quả quảng cáo trên mạng thường được đo bởi chỉ số truy cập (click-through
rate – CTR), chỉ số chuyển biến (CR), chi phí/đơn vị lợi nhuận đạt được (CPA) và
lợi nhuận/đơn vị quảng cáo (ROAS):
• CTR là phần trăm số người truy cập vào trang web.
• CPA là chi phí để có được một giao dịch hoặc một khách hàng thông qua kênh
tiếp thị.
• ROAS thể hiện lợi nhuận bán hàng trên từng dollar chi phí cho kênh tiếp thị
trực tuyến hoặc cho một quảng cáo trên kênh đó.
• CR là phần trăm số người truy cập trở thành khách hàng.
Đáng buồn thay, các tiêu chuẩn đo lường hiệu quả quảng cáo thường không thể đem
vào để đánh giá các hoạt động bán hàng trực tuyến
. Các nhà bán lẻ có những tiêu
chí hoặc các thông số để đánh giá hệ thống bán hàng trực tuyến của mình.
Ước tính năm 2010 VN dùng 1,1 triệu $ cho quảng cáo trực tuyến
Đối với họ, các thông số này gồm: giá trị đơn hàng trung bình (AOV), lợi nhuận
ròng (GP), lợi nhuận biên (GPM), lợi nhuận biên/chi phí đầu tư (GPROI), lợi
nhuận biên/tồn kho đầu tư (GMROII) và giá trị chu kỳ sống (LTV):
• AOV ($) = Doanh thu / Số lượng đơn hàng
• GP ($) = Doanh thu – Chi phí hàng bán
• GPM (%) = (Doanh thu – Chi phí hàng bán) / Doanh thu
• GPROI (%) = (Doanh thu – Chi phí hàng bán) / Chi phí hàng bán
• GMROII ($) = Lợi nhuận ròng ($) / Chi phí Tồn kho trung bình
• LTV ($) = Giá trị lợi nhuận ròng kỳ vọng sinh ra từ một khách hàng trong tương
lai
Rất nhiều nhân tố trở nên quen thuộc, có tính duy trì và lặp lại, nhưng cơ bản
thì người bán lẻ phải khoanh vùng và theo dõi khách mua hàng qua mạng để nắm
được giá trị của LTV trên từng đồng bỏ ra để tiếp thị trực tuyến
.
GMROII (đọc là “gym-roy”) là thước đo hiệu quả bán hàng vì sự liên kết của nó
với 3 yếu tố: lợi nhuận, tồn kho và lợi nhuận ròng. Mục tiêu của họ là cực đại
doanh thu và lợi nhuận biên, trong khi phải giảm thiểu từng đồng bỏ ra cho tồn
kho. GMROII càng tăng bao nhiêu thì lợi nhuận trên từng SKU dành cho nhà bán lẻ
càng nhiều hơn bấy nhiêu.
Kết Hợp Đo Lường Bán Lẻ Và Quảng Cáo Trực Tuyến
Để có thể kết hợp 2 hệ thống đo lường vào với nhau, nhà kinh doanh phải có khả
năng gắn kết doanh thu, sự chuyển đổi và thông tin quảng cáo được lấy từ các
kênh tiếp thị trực tuyến
, với dữ liệu hoạch định bán lẻ, chi phí cho từng sản
phẩm bán ra (COGS) và giá trị tồn kho trung bình.
Theo GalaxyS