Chiêu tiếp thị làm mê lòng người
Ngày đăng: 12/03/2012 (Lượt xem: 1298)
Một chiến dịch tiếp thị thành công cần phải hội đủ 3 yếu tố quan trọng là lôi cuốn, cung cấp thông tin và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi. Áp lực của việc thiết kế thành công một chiến lược tiếp thị có thể rất cao. Điều đáng buồn là không phải lúc nào cũng chiến dịch tiếp thị cũng thành công như mong đợi. Thế nhưng, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và nhanh chóng cải thiện cơ hội thành công bằng cách áp dụng quy tắc đơn giản.
Một chiến dịch tiếp thị thành công cần phải hội đủ 3 yếu tố quan trọng là lôi cuốn, cung cấp thông tin và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.Cuộc sống ngày nay khiến chúng ta trở nên bận rộn hơn bao giờ hết đến nỗi chẳng còn bao nhiêu thời gian dành cho bản thân. Chúng ta trở nên mệt mỏi. Chúng ta phải tận dụng từng giây phút một, nào là giải quyết các nhu cầu thiết yếu hằng ngày, đối mặt với tiếng ồn và tình trạng tắc nghẽn giao thông. Một chiến dịch tiếp thị phải được thiết kế thật lôi cuốn mới có thể thu hút được sự chú ý và làm chúng ta không bị nhầm lẫn với hàng ngàn mẫu quảng cáo mỗi ngày vẫn đập vào mắt trong lúc chúng ta lái xe, đi xe buýt, xem tivi, mua sắm, truy cập mạng, đọc báo hay nghe đài.Khi bán bất kỳ sản phẩm nào cho bất kỳ ai và ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, hãy luôn tự hỏi bản thân: “Mẩu quảng cáo, brochure, pano quảng cáo, việc thiết kế trưng bày, quảng cáo trên đài… có tạo được sự lôi cuốn, cung cấp thông tin giá trị và khiến khách hàng phải dừng bất cứ chuyện gì đang làm để đặt mua sản phẩm hay dịch vụ của mình?”.Về cơ bản, nhiệm vụ của các chuyên gia tiếp thị là lôi cuốn đối tượng khách hàng tiềm năng, khiến họ chú ý đến thông điệp sản phẩm hay dịch vụ của mình hơn là của đối thủ cạnh tranh. Rất nhiều chiến dịch tiếp thị thất bại trong việc tạo được sự chú ý đó và tệ hơn nữa là chúng không có khả năng thuyết phục để thu hút sự phản hồi của khách hàng.Mục tiêu chính của bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào cũng là thu hút sự chú ý và nhận được phản hồi từ khách hàng. Chỉ riêng tại Mỹ, ngành công nghiệp tiếp thị tiêu tốn 35 tỷ đô la mỗi tháng cho việc này.Liệu có người nào sẽ bị thu hút nếu lại thấy thêm một mẫu quảng cáo bánh hamburger; hoặc một bức ảnh nữa về cặp vợ chồng trung niên đẹp đôi, tay trong tay đi dạo bên bờ biển vắng để quảng cáo cho một công ty dịch vụ tài chính; hoặc lại một mẩu quảng cáo xe hơi nữa đăng ảnh chiếc xe bóng loáng một mình trên con đường ngoằn nghèo, dưới trời đổ mưa tại Monument Valley?Chiêu tiếp thị làm mê lòng người
Vậy làm cách nào để bạn có thể phá vỡ sự nhàm chán và tạo ấn tượng bất ngờ, khiến đối tượng khách hàng mà bạn nhắm đến có thể phân biệt ngay thương hiệu sản phẩm và đáp ứng những gì bạn chào mời? Làm thế nào để thực hiện được điều này?Hãy tham khảo những chiến dịch tiếp thị quảng cáo xuất sắc dưới đây, tất cả đều thể hiện sức mạnh của sự kết hợp ba yếu tố: lôi cuốn, cung cấp thông tin giá trị, và lời kêu gọi thuyết phục nhằm thu hút sự phản hồi.
Mẫu quảng cáo kêu gọi trợ giúp ấn tượngNếu phải chọn mẩu quảng cáo mà tôi thích nhất, tôi sẽ chọn mẩu quảng cáo của Sir Ernest Shackleton, nhà thám hiểm địa cực nổi tiếng đầu thế kỷ 20. Năm 1933, Shackleton cho đăng một mẩu quảng cáo ngắn gọn trên nhiều tờ báo ở London để tìm người tình nguyện đi cùng ông trong chuyến thám hiểm Nam Cực sắp tới. Ông hy vọng sẽ có khoảng 50 đến 75 người viết thư đến tìm hiểu thông tin. Cuối cùng mẫu quảng cáo của ông đã thu hút năm nghìn lá thư phản hồi:"Tuyển nam cho chuyến đi mạo hiểm. Lương thấp, trời lạnh giá, nhiều tháng trời trong đêm đen, đầy hiểm nguy, không chắc ngày về an toàn. Có danh vọng và được tôn vinh nếu thành công. – Sir Ernest ShackletonMẫu quảng cáo chỉ gói gọi trong 37 từ trên đã hội tụ đủ ba yếu tố để thành công: lôi cuốn, cung cấp thông tin, lời kêu gọi thuyết phục để thu hút sự phản hồi. Không cần phải thêm một từ nào nữa.Những ngày đầu tiên của tạp chí PlayboyVào đầu những năm 1950, khi mới lên 5-6 tuổi, tôi không thể nào hình dung được công việc của cha tôi đang làm là gì. Bản thân cha tôi cũng khá mơ hồ về công việc của mình. Mãi sau, tôi mới biết rằng lúc đó ông đang viết những bức thư quảng cáo đầu tiên cho tạp chí Playboy của Hugh Hefner, một tạp chí còn rất mới và vô cùng chật vật mỗi lần xuất bản.Những lá thư này sau đó được gửi đến các độc giả nam theo danh sách khách hàng đang đặt mua dài hạn các tờ tạp chí dành cho nam giới khác – điều này dĩ nhiên không có gì khó hiểu. Điều hơi khác biệt chính là cách mà cha tôi viết những lá thư này… với tư cách là nàng thỏ Playboy Bunny. Mỗi bức thư đều đính kèm một bức ảnh của nàng thỏ trong bộ trang phục Bunny. Bức ảnh không chỉ xuất hiện trên bức thư mà trong tờ bướm quảng cáo kèm theo của công ty đều có đăng thêm các bức ảnh khác nhau của nàng Thỏ cũng như bạn bè của nàng. Thậm chí chữ ký cũng là của nàng Thỏ Playboy Bunny.Do đó, hàng triệu nam giới Mỹ nhận được các bức thư từ “Nàng Thỏ Playboy Bunny thật”, miêu tả những đặc điểm nổi bật của tờ tạp chí Playboy lúc đó: tiểu thuyết hấp dẫn, bình luận về xã hội, và tất nhiên là không thiếu những bức ảnh gợi cảm của nàng Thỏ Playboy và bạn bè của cô. Cách tiếp cận đầy sức lôi cuốn này đã gặt hái kết quả thành công hơn nhiều so với việc Hugh hoặc các biên tập nam khác viết những lá thư đó với bút danh của mình.Vì sao phải quảng cáo?
Hầu hết mọi người đều tin rằng việc quảng cáo chủ yếu là để tung sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường, để xây dựng nhận biết thương hiệu và để thu hút khách hàng. Thật ra, những mục tiêu này đều đúng cả, tuy nhiên nếu chỉ có vậy thì ý nghĩa của việc quảng cáo chưa được trọn vẹn. Sau đây là 6 lý do chính yếu cho việc quảng cáo, tuy vậy không phải lý do nào cũng dễ nhận biết:Vì sao phải quảng cáo?
- Tạo động lực thúc đẩy cho “đội quân” của bạn: Việc quảng cáo có khả năng tạo động lực thúc đẩy nhân viên của bạn và nếu được thực hiện hiệu quả nhân viên sẽ cảm thấy tự hào về công ty và bản thân họ. Những mẫu quảng cáo mới nên được đem ra xem xét nội bộ trong các cuộc họp nhân viên. Điều này sẽ tạo ra sự phấn khích và nhân viên sau đó sẽ thảo luận với gia đình và bạn bè của họ về chiến dịch quảng cáo. Nhớ thông báo cho nhân viên biết khi nào mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện và trên phương tiện truyền thông nào.- Nhắn nhủ với khách hàng hiện tại về tầm quan trọng của họ: Bạn cần gửi thông điệp này tới khách hàng để họ thấy được rằng quả không sai lầm khi chọn công ty bạn làm đối tác kinh doanh – một ý tưởng mà khách hàng sẽ chẳng bao giờ tự thân nghĩ đến. Qua việc tăng cường nhận thức cũng như củng cố trí nhớ của khách hàng về sản phẩm hay thương hiệu công ty, việc quảng cáo khuyến khích khách hàng hỗ trợ thêm cho chiến dịch quảng cáo của ban. Hầu hết những mối kinh doanh “mới” có được nhờ quảng cáo là từ khách hàng hiện tại của bạn.- Có thêm khách hàng mới: Ai cũng muốn có thêm nhiều khách hàng, nhưng những khách hàng tiềm năng này cần được trang bị thêm thông tin. Do vậy, bạn cần đảm bảo rằng địa chỉ website hoặc số điện thoại phải được in rõ ràng và dễ nhìn thấy. Bạn cũng cần nói rõ khách hàng có thể phản hồi trên phương tiện nào hoặc hướng dẫn chính xác cách thức và địa điểm mà khách hàng có thể mua được sản phẩm của bạn. Hãy luôn đặt ra thời hạn cụ thể.- Tuyển dụng nhân tài của đối thủ cạnh tranh: Nếu nhân sự từ đối thủ cạnh tranh liên hệ và hỏi bạn về cơ hội việc làm sau khi xem mẫu quảng cáo của công ty, bạn biết rằng mình đã thành công. Ngay cả khi họ không đề cập gì đến mẫu quảng cáo, bạn vẫn có thể biết được đó là lý do chính đã thu hút và khiến họ liên hệ với bạn.- Tăng cường hình ảnh quảng bá tích cực cho công ty: Các phương tiện truyền thông cũng sẽ theo dõi mẫu quảng cáo của bạn. Rất có thể phóng viên sẽ đề nghị phỏng vấn bạn sau khi chiến dịch quảng cáo bắt đầu. Hãy tận dụng cơ hội này và tỏ ra cộng tác với họ. Điều này tương tự như việc bạn làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá về những điều tốt đẹp của công ty mình qua chiến dịch quảng cáo.- Xây dựng thương hiệu: Một điều rất đơn giản là càng nhiều người biết đến công ty bạn càng tốt.
Theo Nam