Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Công nghiệp game: Cờ đến tay, phải phất!

Công nghiệp game: Cờ đến tay, phải phất!

Ngày đăng: 05/03/2012 (Lượt xem: 1117)
Thực tế đã chứng minh, truyền thông kỹ thuật số và Internet tạo ra nhiều hiểm họa hơn là cơ hội cho các ngành công nghiệp âm nhạc, điện ảnh và phát sóng. Tuy nhiên, đối với trò chơi điện tử truyền thống, đó là cả một chân trời mới đầy lạc quan.Những trò chơi mà người dùng phải đăng ký thuê bao trực tuyến đang tạo cơ hội cho nạn sao chép đĩa lậu tràn lan ở châu Á. Kinh doanh hàng hóa ảo cũng đang đem lại tăng trưởng siêu lợi nhuận.

 Game xã hội đang thống trị thị trường. Các công ty đua nhau khai thác các mối quan hệ được xây dựng trên mạng xã hội trực tuyến như Facebook. Những loại hình quảng cáo năng động, đa dạng đang được tích hợp vào các trò chơi trên Internet, và doanh thu từ những loại game trực tuyến đang dần hiển lộ.


Các hãng sản xuất đang háo hức đón chờ viễn cảnh các game chuyên dụng hoàn chỉnh được cung cấp qua Internet, giúp họ cắt giảm chi phí phát hành và doanh thu bị mất do nạn mua bán game nhập khẩu. Game nhập khẩu đem lại cho nước Mỹ khoảng 2 tỷ USD một năm nhưng các nhà sản xuất không được hưởng chút lợi lộc nào.


Người thắng, kẻ bại


Nhưng trong hành trình tìm kiếm một mô hình phân phối trực tuyến, sẽ có cả người thắng kẻ bại.


Các nhà bán lẻ như GameStop sẽ phải hứng đòn khi doanh thu hàng hóa đóng gói và game nhập khẩu sụt giảm. Trong khi đó, các hãng chế tạo máy chơi game chuyên dụng sẽ lao đao khi cầu thị trường về máy chơi game xuống dốc không phanh.


Trong năm vừa qua, OnLive, một công ty mới khởi nghiệp, đã chứng tỏ được rằng những game chuyên nghiệp hoàn thiện có thể được chơi trực tuyến mà không hề gặp phải tình trạng “mạng rùa”.


cong-nghiep-game-co-den-tay-phai-phat-1.jpg


Công nghiệp game



“Câu hỏi đặt ra là liệu trong tương lai, đĩa quang còn có tác dụng gì nữa hay không. Chúng ta đang chứng kiến sự lụi tàn của hàng hóa vật chất”, ông Mitch Lasky, một cổ đông của công ty kinh doanh vốn mạo hiểm Benchmark Capital, và cựu giám đốc điều hành cấp cao của Electronic Arts, nhận định.


Nếu tiến bộ công nghệ diễn ra theo đúng chu kỳ 5 năm một lần kể từ năm 1990, máy chơi game gia đình thế hệ mới, hậu duệ của Playstation (Sony) hay Xbox (Microsoft), sẽ trình làng vào năm nay. Tuy nhiên cho đến giờ, các mẫu máy mới vẫn “bặt vô âm tín”.


“Đối với chúng tôi, chu kỳ cải tiến công nghệ dường như kéo dài tới 10 năm”, John Riccitiello, Giám đốc điều hành Electronic Asts, nói.


Còn theo ông Paul Jackson, nhà phân tích videogame của Forrester Research, “có ít nhất một thế hệ mới của máy chơi game đang “nằm im chờ thời”, nhưng đó có thể là thế hệ cuối cùng của loại thiết bị này”.


Game loại cũ: Chạy đua với thời gian


Mặc dù mới đây Sony và Microsoft có giảm giá máy chơi game, giá vẫn còn xu thế giảm thêm nữa. Chi phí sản xuất các máy chơi game hiện tại cũng đang bị cắt giảm.


Các nhà sản xuất máy chơi game và đối tác thiết kế game không còn ham hố đầu tư tiền bạc và rủi ro cho những mẫu máy mới.


Tuy vậy, các nhà sản xuất máy chơi game vẫn sẽ ngoan cường kéo dài chu kỳ “sống” của sản phẩm và duy trì doanh thu bằng cách chế tạo các phiên bản khác nhau của cùng một loại máy, làm mới giao diện, thêm phụ kiện và mở rộng tính năng, giúp người dùng thâm nhập thế giới ảo, giao lưu trên mạng xã hội và sử dụng các dịch vụ như phim HD.


Ông Michael Pachter, nhà phân tích của Wedbush Morgan Securities, dự báo Nintendo sẽ trình làng một phiên bản độ nét cao của Wii trong năm nay. Sony và Microsoft sắp cho ra mắt bộ điều khiển cảm ứng theo chuyển động để chạy đua với thành công của Wii.


“Với những bộ tính năng phong phú hơn, họ sẽ “hút mật” từ thế hệ máy này thêm 5, 6 năm nữa”.


Game “kết hôn” với mạng xã hội


Tháng 7/2009, Nintendo thừa nhận rằng doanh thu của máy chơi game cầm tay DS đã bị lấn át bởi sự phổ biến của các loại điện thoại thông minh như iPhone và iPod Touch của Apple. Các trò chơi trên điện thoại thông minh có giá chưa bằng 1/3 giá trò chơi trên DS của Nintendo hay PSP của Sony.


cong-nghiep-game-co-den-tay-phai-phat-2.jpg


Cờ đến tay phải phất



Được biết, Sony cũng đang nghiên cứu, chế tạo một thiết bị chơi game dựa trên điện thoại di động.

ghiệp của các kỹ sư phát triển game, trong khi các công ty game lâm vào tình cảnh vật vã vì doanh số.

“Lúc này, thách thức mà chúng tôi phải đối mặt là nền tảng iPhone không hỗ trợ mức đầu tư tương xứng với một công ty lớn”, ông Greg Ballard, Giám đốc điều hành của Glu Mobile, một hãng sản xuất game cho điện thoại di động, cho biết.


"Nhưng thực ra, chúng tôi khá lạc quan rằng trong tương lai, cơ hội sẽ ‘mọc’ lên như cỏ dại", ông nói thêm.


Mạng xã hội đang có ảnh hưởng lớn đến thói quen chơi game. Game thủ có nhiều khả năng bị nghiện các trò thi đấu trực tuyến với bạn bè, người thân và đồng nghiệp.


Giao diện Xbox đang được cập nhật thêm các liên kết đến Twitter và Facebook.


Theo công ty nghiên cứu thị trường comScore, Zynga, một công ty trẻ đang khai thác 250 triệu thành viên Facebook, đã vượt mặt Yahoo Games để trở thành công ty game online hàng đầu với 66 triệu game thủ “chinh chiến” mỗi tháng.


Game xã hội tỏ ra là một giải pháp mới để mở rộng nhân khẩu của thế giới game. Năm 2008, số game thủ Mỹ đã tăng từ 166 triệu lên 170 triệu, tương đương khoảng 55% dân số.


Ngành công nghiệp game phải thúc đẩy cuộc bùng nổ dân số này trên toàn cầu. Thu hút thêm những người chơi game không chuyên chính là chìa khóa để duy trì tăng trưởng.


Theo Nam