Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Hàng Việt mang mác ngoại!

Hàng Việt mang mác ngoại!

Ngày đăng: 05/03/2012 (Lượt xem: 1485)
Khi hàng đưa ra thị trường phải nói rõ hàng sản xuất ở đâu, nếu hàng đã làm ở một nơi mà lại nói là sản xuất ở nơi khác là đánh lừa người tiêu dùng...Cho dù hàng của Nike có ghi là “made in Vietnam” đi nữa người tiêu dùng vẫn biết Nike thực hiện công đoạn nào ở VN". Gần đây khi đi mua sắm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, người tiêu dùng thường được giới thiệu nhiều mặt hàng là của Mỹ, Đức hoặc “sản xuất theo công nghệ Mỹ, châu Âu”…
Thực chất những mặt hàng này được doanh nghiệp trong nước đặt mua từ Trung Quốc về, gắn lên đó một cái tên rồi đem bán.Theo các nhà kinh doanh, phương thức kinh doanh này gọi là OEM (original equipment manufacturer) và đang trở nên khá thịnh hành tại VN. Tây, Tàu lẫn lộn
 Chị Hiền (nhà ở Q.Phú Nhuận, TP.HCM) vừa quyết định mua một máy xay sinh tố hiệu Blacker ở Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, vì nghe nhân viên bán hàng ở đây quảng cáo đó là nhãn hàng của Mỹ. “Nhìn mẫu mã, màu sắc và những dòng chữ tiếng Anh bên ngoài thùng hàng, tôi nghĩ anh bán hàng nói thật dù cũng thấy chữ “xuất xứ Trung Quốc” dán bên ngoài thùng” - chị Hiền nhận xét.
 

Còn tại siêu thị Big C (đường Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận), khi một nhân viên bán hàng giới thiệu các sản phẩm mang nhãn hiệu Blacker là của Đức hợp tác với Trung Quốc thì một nhân viên khác lại cho rằng sản phẩm của Blacker là hàng của Trung Quốc lắp ráp ở VN. Cũng tại gian hàng điện gia dụng siêu thị Big C, hai nhân viên khác giải thích không thống nhất cho khách hàng biết bếp điện từ mang nhãn hiệu Misuko Electric là của Nhật hay Trung Quốc.
 

Trên tờ giấy bảo hành của nhãn hiệu này không có dòng nào xác định Misuko là của Nhật hay Trung Quốc mà chỉ ghi trung tâm dịch vụ bảo hành tại Hà Nội. Mặt bên kia của tờ bướm giới thiệu Misuko là phần quảng cáo bộ nồi cao cấp nhãn Solary. Ngay trang nhất của tờ bướm này vừa giới thiệu “made in Italy” vừa ghi “dành riêng cho thị trường Mỹ và Italy, made in Turkey (Thổ Nhĩ Kỳ)”...

 
Một chuyên viên về hàng điện gia dụng của Thương vụ Mỹ tại VN cho biết đã tìm trong kho dữ liệu và khẳng định không tìm thấy một thương hiệu nào của Mỹ trong lĩnh vực này mang tên Blacker mà chỉ có Black & Decker.

 
Trả lời Tuổi Trẻ, đại diện của Trung tâm thương mại Nguyễn Kim xác nhận có lẽ do nhân viên bán hàng nhầm lẫn giữa nhãn hiệu Blacker và Black & Decker. “Black & Decker là thương hiệu Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc. Còn Blacker là thương hiệu VN được sản xuất tại Trung Quốc, tương tự các sản phẩm Gali, Sanaky, Alaska...” - đại diện của trung tâm thương mại này khẳng định.
 

hang-viet-mac-ngoai-2.jpg

Hàng Việt mang mác ngoại!




Sau khi tìm hiểu, chúng tôi được biết nhãn hiệu Blacker thuộc sở hữu của Công ty Lê Sơn, một công ty VN 100%. Lãnh đạo công ty này thừa nhận toàn bộ sản phẩm như bếp từ, bàn ủi, nồi cơm điện, đèn sạc, quạt… mang nhãn hiệu Blacker được Công ty Lê Sơn đặt hàng sản xuất tại Trung Quốc, đôi khi ở Thái Lan hoặc Malaysia và hiện nay một số mặt hàng đang được lắp ráp tại VN.

 
Không chỉ có Blacker mà nhiều nhãn hiệu khác như đồ điện gia dụng Gali, Hitoshi, các loại máy MP3, MP4 hiệu Imax, các sản phẩm sứ vệ sinh Datkeys, một số nhãn hiệu điện thoại di động như Bavapen, một số hàng may sẵn... đều được sản xuất tại Trung Quốc.

 
“Bẫy”... người tiêu dùng

 
Điểm chung của những loại sản phẩm này là có diện mạo rất... “Tây”, trong đó phần lớn bao bì sản phẩm chỉ thấy toàn tiếng Anh. Đặc biệt, nhiều nơi bán hàng còn khẳng định: sản phẩm này của Mỹ, sản phẩm kia của Đức, Ý, Pháp mà không có mảnh giấy nào chứng minh điều mình nói.
 

Theo cách giải thích của các công ty chủ sở hữu các nhãn hiệu thì không hề có ý “lập lờ đánh lận...” gì cả. “Người tiêu dùng hoàn toàn quyết định hành vi mua sắm của mình. Chúng tôi ghi rõ hàng xuất xứ Trung Quốc. Còn việc người mua nhìn thấy bề ngoài của sản phẩm mà nghĩ đó là hàng Mỹ hay châu Âu là quyền của họ” - ông Nguyễn Việt Hoài Thi, phó giám đốc Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Lê Sơn (chủ sở hữu nhãn hiệu Blacker) nói.
 

Tương tự như vậy, ông Nguyễn Thượng Đắt - giám đốc Công ty Đất Quảng, chủ sở hữu nhãn hiệu Datkeys - cho rằng: “Mặc dù sản xuất ở Trung Quốc nhưng chất lượng sản phẩm được chúng tôi kiểm tra gắt gao theo chuẩn quốc tế...”.
 

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế - cho rằng không sòng phẳng khi hàng sản xuất một nơi lại cố tình hướng người tiêu dùng hiểu là ở nơi khác. “Khi hàng đưa ra thị trường phải nói rõ hàng sản xuất ở đâu, nếu hàng đã làm ở một nơi mà lại nói là sản xuất ở nơi khác là đánh lừa người tiêu dùng. Nếu không công bố minh bạch xuất xứ hàng hóa, hàng của mình trong nước được sản xuất đến đâu, đặt hàng làm từ bên ngoài những gì, bao nhiêu phần trăm... là lừa dối người tiêu dùng”.


Theo bà Lan, trường hợp một số tập đoàn nước ngoài làm gia công ở đâu thường người ta nói rõ. Cho dù hàng của Nike có ghi là “made in Vietnam” đi nữa người tiêu dùng vẫn biết Nike thực hiện công đoạn nào ở VN, còn khâu nào ở nước khác, vậy mới sòng phẳng.


Theo Nam