Quảng bá là 1 công cụ
mạnh, nhưng sớm muộn gì 1 nhãn hiệu sẽ sử dụng hết tiềm năng quảng bá
của nó. Theo quyển “22 quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu” của Al
Ries và Jack Trout, quá trình này thông thường chia thành 2 giai đoạn rõ
rệt.
Giai đoạn 1 liên quan đến
việc giới thiệu dòng sản phẩm mới, chẳng hạn máy photocoppy Xerox được
giới thiệu lần đầu vào năm 1959. Hàng trăm bài viết trên báo chí nói về
việc chiếc máy photocoppy Xerox 914 được tung ra thị trường. Các nhà
quản trị của Xerox cũng xuất hiện nhiều lần trên TV để giới thiệu đứa
con “mới sinh” của họ và có rất nhiều bài viết nói về tiềm năng của dòng
sản phẩm mới này.
Giai đoạn 2 liên quan đến sự “thăng hoa” của Công ty đã đi tiên phong
trong dòng sản phẩm mới này. Và thế là lại xuất hiện hàng trăm bài báo
viết về những thành công tài chính và marketing của Xerox, như: Xerox là
con phượng hoàng tái sinh từ đống tro tàn của Haloid, nhà sản xuất giấy
rửa ảnh...
Ngày nay, ai cũng biết
Xerox là nhà tiên phong sử dụng phương thức sao chụp khô (xerography) và
trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới về máy photocoppy. Vậy là hết
chuyện để nói. Đến lúc quảng cáo “vào cuộc”. Hầu như mọi nhãn hiệu thành
công đều trải qua 1 quá trình như vậy. Các nhãn hiệu như Compaq, Dell,
SAP, Oracle, Cisco, Microsoft, Starbucks và Wal-Mart đều được sinh ra từ
làn sóng quảng bá ồ ạt. Khi quảng bá lắng xuống, các nhãn hiệu nói trên
đã chuyển sang hoạt động quảng cáo để bảo vệ “địa vị” của mình. Quy
luật chung là: quảng bá trước, quảng cáo sau. Ngân sách dành cho quảng
cáo không phải là những khoản đầu tư sinh lãi, mà nên coi đó là 1 khoản
bảo hiểm để đề phòng những tổn thất do đối thủ cạnh tranh gây ra.
Quảng cáo hay quảng bá?
Nếu không muốn chi tiền
cho quảng cáo, doanh nghiệp phải tự hài lòng với việc chỉ gặm nhấm phần
rìa bánh của chiếc bánh thị phần.
Một nhãn hiệu hàng đầu
cần quảng cáo những gì? Tất nhiên là tầm cỡ hàng đầu của nhãn hiệu. Đó
là yếu tố quan trọng nhất tác động tới hành vi mua sắm của người tiêu
dùng. Nhưng không phải họ quảng cáo tất cả các nhãn hiệu tầm cỡ hàng đầu
của họ mà chỉ quảng cáo về 1 khía cạnh nào đó của chất lượng sản phẩm
mà thôi. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quảng cáo: “Sản phẩm của chúng
tôi là tốt hơn cả”? Độc giả, báo chí, khán giả TV, thính giả radio thật
sự sẽ nghĩ gì? Chắc hẳn họ sẽ nghĩ: “Quảng cáo nào mà chẳng nói thế”.
Nhưng nếu bạn quảng cáo rằng: “Sản phẩm chúng tôi là sản phẩm hàng đầu”.
Khách hàng tiềm năng sẽ nghĩ rằng: “Sản phẩm này hẳn là tốt hơn các sản
phẩm khác”. Các nhà nghiên cứu về người tiêu dùng đã chỉ ra lý do tại
sao người tiêu dùng lại mua sản phẩm với nhãn hiệu này mà không phải là
nhãn hiệu kia. Hay tại sao họ uống Caca Cola? Thuê ôtô ở Hertz? Học ở
Đại học Harvard? Câu trả lời duy nhất là: “Bởi vì chúng tốt hơn”.
Như vậy, chúng ta đã hoàn
tất 1 vòng tròn khép kín về đường đi của 1 sản phẩm. Bởi vì hầu như ai
cũng muốn mua sản phẩm tốt hơn, nên họ sẽ chọn nhãn hiệu hàng đầu. Vì
thế sản phẩm tốt hơn sẽ chiến thắng trên thị trường. Nhưng cái đã giữ
nhãn hiệu đó ở vị trí hàng đầu và làm cho người tiêu dùng tin rằng nó là
sản phẩm tốt hơn lại là quảng cáo.
Quảng cáo rất tốn kém.
Vậy tại sao phải chi tiền cho quảng cáo? Quảng cáo tự nó không đem lại
lợi nhuận, nhưng nếu bạn có nhãn hiệu hàng đầu thì đối thủ của bạn phải
chi 1 khoản tiền với giá cắt cổ cho quảng cáo để có thể cạnh tranh với
bạn. Như vậy, những đối thủ không đủ khả năng chi trả hay đối thủ đủ khả
năng lại không muốn chi tiền cho quảng cáo thì họ sẽ phải tự hài lòng
với việc gặm nhấm cái rìa bánh trên miếng bánh thị phần của bạn.
Theo Nam