Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Lanoz với câu chuyện về nhãn hiệu

Lanoz với câu chuyện về nhãn hiệu

Ngày đăng: 02/03/2012 (Lượt xem: 1136)
Trải qua một thời gian dài phát triển và tìm chỗ đứng trên thị trường, bạn có được một thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm cũng được tiêu thụ mạnh hơn. Nhưng rồi một ngày kia, bạn lại rơi vào vòng xoáy của câu chuyện đánh cắp thương hiệu. Các bài học thấm thía xung quanh vấn đề thương hiệu đã trở nên quá cũ nhưng dường như câu chuyện đó không bao giờ có thể bị “lãng quên” bởi nó luôn là kinh nghiệm hữu ích cho bạn trong quá trình xây dựng thương hiệu.
Đã từ lâu, bất cứ một công ty nào muốn các sản phẩm của mình được tiêu thụ mạnh trên thị trường đều nhận thức rằng nhãn hiệu hàng hoá riêng là điều rất quan trọng. Cùng với sự phát triển và vững mạnh của nhãn hiệu riêng thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng sẽ vững chắc hơn bao giờ hết. Nhưng để xây dựng một thương hiệu hay một nhãn hiệu hàng hoá riêng lại không phải dễ dàng. Mỗi một công ty, một nhà doanh nghiệp phải tìm ra đúng cách cho mình để hình thành một thương hiệu mạnh. một nhãn hiệu riêng của chính mình.

 
Ngày nay, doanh thu từ việc bán sản phẩm với nhãn hiệu riêng chiếm hơn 35% doanh thu bán hàng của các siêu thị ở Đức. Tại các nước EU xung quanh, con số này thậm chí còn vượt quá 20-25%. Nó mang lại cơ hội cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển. Việc đưa vào sử dụng và duy trì một nhãn hiệu sản phẩm luôn đòi hỏi sự có mặt thực tế ở thị trường mục tiêu và kinh phí lớn cho các chiến dịch xúc tiến bán hàng. Bên cạnh đó cũng phải tính đến nhiều yếu tố chi phí, tìm hiểu thị trường, và đặc biệt là bảo hộ nhãn hiệu.

 
Hãng Lanoz chuyên sản xuất các sản phẩm nước tẩy rửa hàng đầu của Đức. Sau một thời gian dày công tìm tòi và suy nghĩ, Lanoz đã chế thành công một loại nước tẩy rửa có chất lượng tốt đồng thời tiết kiệm cho khách hàng. Với ý thức bảo vệ thành quả của mình, Lanoz đã đặt tên cho loại nước tẩy rửa mới là “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Coburg” (Coburg là tên một địa phương nơi đặt nhà máy sản xuất của Lanoz). Sau một thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, loại nước tẩy rửa mới của Lanoz đã nhanh chóng được các bà nội trợ chấp nhận và các nhân viên của Lanoz phải làm thêm giờ mà vẫn không đủ hàng cung cấp. Trước tình hình đó, Oliver Kesler, giám đốc điều hành Lanoz quyết định mở rộng sản xuất, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra khi Oliver dự kiến đầu tư xây dựng nhà máy mới thì ông nhận được phản ánh của bộ phận tiếp thị rằng: Trên thị trường xuất hiện loại nước tẩy rửa của một công ty Hà Lan giống hệt của Lanoz từ tên “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Coburg” đến kiểu dáng bao bì và trọng lượng từng loại, họ còn ngang nhiên in trên bao bì tên công ty cũng như địa chỉ liên hệ của họ, điều nghiêm trọng hơn là họ bán sản phẩm với giá thấp hơn giá của Lanoz.


lanoz-voi-cau-chuyen-ve-nhan-hieu-1.jpg

Lanoz với câu chuyện về nhãn hiệu


 
Không chỉ Oliver mà nhiều thành viên trong Hội đồng quản trị Lanoz rất bức xúc. Họ thống nhất nhận định rằng, đây là hành vi làm hàng giả, lợi dụng uy tín của Lanoz để cạnh tranh không lành lạnh (vì hãng Lanoz đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu trên và đã được chấp nhận đơn hợp lệ), hành vi này phải được xử lý trước luật pháp Đức và châu Âu. Vậy là Lanoz làm đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng. Nhưng rất tiếc, không đâu có thể giải quyết được yêu cầu của Lanoz .
Trước nguy cơ mất khách hàng, ảnh hướng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, Lanoz đã tìm đến các luật sư và nhờ luật sư tư vấn nhằm đưa vụ việc ra toà án giải quyết theo pháp luật châu Âu. Nhưng các luật sư đã phân tích với Lanoz như sau:

 
Thứ nhất, Lanoz chưa có quyền khiếu nại công ty kia vì Lanoz chưa có đủ tài liệu và giấy tờ chứng minh Lanoz là chủ sở hữu hợp háp nhãn hiệu theo đúng quy định Luật sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu đối với nhãn hiệu “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Coburg”. Việc Lanoz chứng minh rằng mình đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu căn cứ vào bản Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ chỉ là việc các cơ quan chức năng xác nhận rằng, hồ sơ yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của hãng Lanoz đã đủ về thủ tục và các giấy tờ cần thiết, không phải bổ sung gì nữa mà thôi. Và do vậy, không có cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết được yêu cầu của Lanoz là hoàn toàn đúng.

 
Thứ hai, xét về nhãn hiệu “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Coburg” của hãng Lanoz, nhãn hiệu này sẽ không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá vì phần chữ “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng” hoàn toàn mang tính chất mô tả sản phẩm, không mang tính đặc thù và do vậy không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo Luật sở hữu trí tuệ của châu Âu. Ngoài ra, phần chữ Coburg nằm trong quy định loại trừ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là nhãn hiệu hàng hoá vì đây là tên một địa phương. Cũng như vậy, các dòng chữ “hãng sản xuất; địa chỉ, điện thoại,…” in trên bao bì là những thông tin chỉ rõ xuất xứ hàng hoá, không phải là dấu hiệu phân biệt hàng hoá và dịch vụ. Việc ghi tên và địa chỉ liên hệ của hãng sản xuất là điều bắt buộc đối với tất cả các hàng hoá theo Quy chế thương mại trên lãnh thổ châu Âu.

 
Tổng hợp lại, các yếu tố “Nước tẩy rửa đậm đặc siêu hạng Coburg” trên nhãn hiệu của hãng Lanoz hoàn toàn là các dấu hiệu loại trừ bảo hộ được các quy định về sở hữu trí tuệ của châu Âu ghi nhận và do vậy nhãn hiệu này sẽ không được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hoá. Theo đó, Lanoz không có quyền ngăn cản các công ty khác sử dụng những yếu tố này trên bao bì của họ.



lanoz-voi-cau-chuyen-ve-nhan-hieu-2.jpg

Lanoz với câu chuyện về nhãn hiệu


 
Từ bài học của Lanoz, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có được một nhãn hiệu tốt và đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ? Đây là một vấn đề phức tạp đối với các công ty bởi vì không phải bất cứ dấu hiệu hoặc tập hợp các dấu hiệu nào cũng là nhãn hiệu hàng hoá và cũng không phải bất cứ dấu hiệu hoặc tập hợp các dấu hiệu nào cũng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ. Do đó, để bảo vệ được hàng hoá và dịch vụ của mình, đảm bảo sự lành mạnh trong sản xuất và kinh doanh hiện nay, khi tạo dựng nhãn hiệu hàng hoá các công ty nên lưu ý một số vấn đề chính yếu:

 
Đầu tiên, các công ty phải có phương án đặt tên và thiết kế cho nhãn hiệu hàng hoá của mình sao cho nhãn hiệu đó phải có tính độc đáo, tính phân biệt và đặc biệt phải đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ. Sau đó, các công ty cần hoàn tất việc xác lập quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Và cuối cùng sẽ rất quan trọng nếu các công ty xây dựng được phương án bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá khi có người thứ ba thực hiện hành vi xâm phạm.

 
Các công việc trên thoạt nghe tưởng chừng rất dễ nhưng khi thực hiện sẽ có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến các quy định pháp luật. Có lẽ phương châm hữu hiệu đối với các công ty là toàn bộ các công việc liên quan đến nhãn hiệu hàng hoá từ thiết kế, đặt tên, xác lập quyền và lên các phương án bảo vệ nhãn hiệu,… các công ty nên tìm đến những chuyên gia pháp luật về sở hữu trí tuệ, họ sẽ là những trợ thủ đắc lực nhất giúp cho công ty xử lý công việc với thời gian và chi phí “hữu hiệu” nhất.

 
Khi chúng ta đã xây dựng được cho mình một nhãn hiệu riêng, có chỗ đứng cho nhãn hiệu đó thì việc mở rộng kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Chúng ta sẽ có cơ sở hàng hoá của công ty trên các thị trường mới nhờ uy tín tại các thị trường truyền thống. Và cơ hội sẽ đến một cách chắc chắn hơn.


Theo Nam