Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Thương hiệu Việt và "Made in Vietnam"

Thương hiệu Việt và "Made in Vietnam"

Ngày đăng: 01/03/2012 (Lượt xem: 1091)
"Từ mỹ phẩm như X-Men, Doctor-men (dầu gội đầu của Công ty ICP), đến quần áo thời trang Nino-Max ... Phần lớn các loại vải do Việt Nam sản xuất đều không in bất kỳ một chữ Việt Nam nào trên đường biên...". Theo báo cáo của Grey Eye on Asia trong năm nay, 77% người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng thương hiệu nước ngoài so với 40% trên toàn châu Á.

Số đông người Việt Nam chấp nhận mức chi tiêu cao so với thu nhập để được dùng những sản phẩm đắt giá, không chỉ ở các sản phẩm công nghệ cao, hàng điện tử thế hệ mới, các dòng xe hạng sang… mà cả trong nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường.


Chiếm niềm tin người tiêu dùng: Gian nan!


Một doanh nghiệp lớn tại TPHCM từng bộc bạch rằng đã có công ty tư vấn nhiều kinh nghiệm tại thị trường Việt Nam đưa ra lời khuyên cho ông là phải chọn tên sản phẩm và thương hiệu na ná tiếng nước ngoài, mới mong tiếp cận được với số đông người tiêu dùng Việt Nam.


Lời khuyên đó có cơ sở từ thực tế, những thương hiệu Việt Nam sớm thành công đều có âm hưởng tiếng nước ngoài. Từ mỹ phẩm như X-Men, Doctor-men (dầu gội đầu của Công ty ICP), đến quần áo thời trang Nino-Max (Công ty Thời trang Việt), Foci (Nguyên Tâm), Lenci (gấmThái Tuấn), Rock (đồ lót nam Anh Khoa)...  Phần lớn các loại vải do Việt Nam sản xuất đều không in bất kỳ một chữ Việt Nam nào trên đường biên. Còn thực phẩm tuy là mặt hàng người tiêu dùng luôn ưu tiên chọn hàng nội địa vì phù hợp khẩu vị nhưng nhiều doanh nghiệp cũng gán cho sản phẩm của mình những cái tên có vẻ nước ngoài, ví dụ các sản phẩm bánh kẹo có tên như Givral,  Phaner Pie (Phạm Nguyên); Boca (Kinh Đô)…
Vì sao các doanh nghiệp phải làm như thế? Cùng theo chân một vài doanh nghiệp đến chào hàng cho các nhà phân phối và tiểu thương tại các chợ đầu mối, người viết rất thông cảm với doanh nghiệp khi biết rằng người bán hàng thường yêu cầu đừng để tên hay chữ Việt trên sản phẩm sẽ dễ bán hơn. Thật sự sản phẩm của doanh nghiệp nào chỉ có người bán mới biết, và tùy đối tượng khách hàng thích hàng nước nào thì người bán sẽ gắn "quốc tịch" vào sản phẩm đó. Vì thế con số 77% ở trên có lẽ bao hàm luôn cả những thương hiệu Việt Nam nhái ngoại mà người tiêu dùng ngộ nhận là hàng ngoại.


thuong-hieu-viet-va-made-in-viet-nam-1.jpg

Thương hiệu Việt



Câu hỏi đặt ra vì sao người tiêu dùng Việt Nam không thích chọn hàng Việt Nam - hay sản phẩm mang tên bằng tiếng Việt?

Theo người viết bài này, người tiêu dùng chưa hoàn toàn tin cậy vào nhà sản xuất Việt Nam, có thể vì một thời gian dài trước đây, do thiếu nguyên liệu, máy móc thiết bị, trình độ công nghiệp lạc hậu, nên hàng Việt Nam đa phần chỉ là hàng thấp cấp, chất lượng không ổn định chỉ dừng lại thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của người tiêu dùng.


Khi công cuộc đổi mới bắt đầu, các nhà sản xuất Việt Nam có điều kiện phát triển, và nỗ lực tối đa để giành thị trường thì gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các tập đoàn lớn mạnh với các thương hiệu đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Họ đưa ra những dòng sản phẩm thương hiệu toàn cầu nhưng giá rất "Việt Nam", lại có dịch vụ cộng thêm, ưu đãi, chất lượng mẫu mã luôn cải tiến, các chương trình truyền thông, quảng cáo chuyên nghiệp, đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu tự tin, chấp nhận chưa minh thị tên tuổi nhằm tồn tại và rút ngắn con đường tiếp cận người tiêu dùng. 


Vì vậy, thiết nghĩ lấy lại được niềm tin của người tiêu dùng là con đường nhiều gian nan của  nhà sản xuất, đòi hỏi nhiều biện pháp kinh tế thực thi đồng bộ chứ không thể dừng lại những lời hô hào, hiệu triệu.
Nhà nước hãy làm gương!


Trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được đưa ra gần đây, trước khi kêu gọi người tiêu dùng ý thức đầy đủ trách nhiệm trong hành vi mua sắm của mình thiết nghĩ Nhà nước hãy thực hiện trước để dẫn đạo, làm gương.


Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chi tiêu công chiếm từ 27 - 29% tổng mức bán lẻ, trong đó 12% chi tiêu dùng mua sắm còn 16% chi cho lương. Vì vậy nếu sau kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục có thêm các chỉ thị cụ thể hơn, như khi quyết định duyệt chi ngân sách của các đơn vị nhà nước và các biện pháp chế tài cứng rắn nếu vi phạm, thì cuộc vận động có thể sẽ phát huy hiệu quả rõ ràng, cụ thể hơn. Thiết tưởng đây không phải là những hành vi bảo hộ mậu dịch quá đáng.


thuong-hieu-viet-va-made-in-viet-nam-2.jpg


Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam



Thứ hai, đối với các biện pháp ngăn ngừa các sản phẩm lậu, nhái, giả kém chất lượng từ bên ngoài nhập vào, nếu không có các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và cả kiểm soát những mặt hàng nhập khẩu giá rẻ bất hợp lý, thì sẽ nguy hại đến những nỗ lực vận động tiêu dùng hàng sản xuất trong nước. Cần xem đây là nhiệm vụ hàng đầu và là lý do tồn tại của các ban quản lý thị trường, hải quan.


Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp cần cam kết bảo đảm về chất lượng ổn định của sản phẩm, dịch vụ; luôn tạo ra nhiều sản phẩm mới, giá cả phù hợp; thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội...  Và để lời cam kết này trở thành hiện thực, ngoài nỗ lực tự thân doanh nghiệp rất cần một môi trường kinh doanh lành mạnh. Và ở đây, có lẽ cũng cần có vai trò của Chính phủ. 


Việc Chính phủ ban hành và thực thi các chính sách kinh tế thông minh, đầy đủ  trách nhiệm, cùng với một cộng đồng doanh nghiệp tự trọng, có bản lĩnh, uy tín cam kết thực hiện đầy đủ trách nhiệm với cộng đồng xã hội… sẽ là thuận lợi nhiều hơn khi thuyết phục người tiêu dùng chi tiêu có trách nhiệm và còn giúp họ xây dựng, tái tạo, củng cố niềm tin vào hàng Việt Nam.


Theo Nam