Kinh doanh
theo mô hình nhượng quyền thương hiệu ra đời ở Mỹ vào thập niên 1940 với những
cái tên quen thuộc như Mc Donald’s, Kentucky Fried Chicken…
- Hiện có
hơn 550.000 cửa hàng nhượng quyền ở Mỹ, doanh thu đạt 1,53 ngàn tỉ USD – tương
đương với thu nhập của hai nước Anh, Pháp.
Trò chuyện
với giới báo chí gần đây, ông Alfred Cheng - Tổng Giám đốc tập đoàn Lion Group (chủ
đầu tư siêu thị Parkson Việt Nam) đã không ngần ngại cho biết ý định sẽ đẩy
mạnh việc kinh doanh bất động sản tại Việt Nam trong một thời gian thích hợp. Nhiều
tập đoàn Mỹ, Hàn Quốc... khi đến TP HCM cũng cho biết, họ rất quan tâm đến thị
trường BĐS Việt Nam, trong đó có cả kế hoạch của một DN Mỹ muốn biến khu cảng
Ba Son cũ thành một đô thị mới kiểu phố Đông của Thượng Hải (Trung Quốc). Tuy nhiên,
vấn đề NQTHKD BĐS phức tạp hơn so với NQTHKD các loại hình dịch vụ khác ở chỗ
đồng vốn và cơ sở luật pháp.Ước tính, để mở một cửa hàng kinh doanh
theo mô hình nhượng quyền, DN cần trung bình khoảng
từ 200.000 USD, trong đó chi phí khởi sự từ 10.000-25.000 USD. Nếu chỉ mở một
ki ốt nhỏ chi phí chỉ từ 3.000-5.000 USD. để kinh doanh
theo
mô hình này trong lĩnh vực BĐS chi phí khởi đầu cũng ở mức tương tự, nhưng mức
độ về cơ sở pháp lý có phần khắt khe hơn. Cụ thể, tại Mỹ, mức phí để được
nhượng quyền thương hiệucủa Cty BĐS Century 21 Real Estate khoảng 20.000 USD, mức
phí của Cty Coldwell Banker Real Estate từ 13.000-20.500 USD (Hai Cty NQTHKD
hàng đầu trong lĩnh vực BĐS ở Mỹ). Nhưng các Cty NQTHKD BĐS lại rất chú trọng
đến tư cách pháp nhân, tiềm lực tài chính, cũng như uy tín trên thương trường
của bên muốn nhận nhượng quyền. Luật NQTHKD của Mỹ quy định rất chặt chẽ các
yếu tố bảo vệ quyền lợi của người nhượng quyền và người nhận nhượng quyền. Chẳng
hạn, luật yêu cầu người cho thuê nhượng quyền BĐS phải đệ trình các hợp đồng và
điều khoản trước khi được nguời thuê ký. Người mua nhượng quyền có 14 ngày để
tham khảo các báo cáo tài chính, liên lạc người thuê hợp đồng các nơi khác, tiến
hành kiểm tra thông tin. Khi soạn thảo hợp đồng, các Cty NQTHKD sẽ đưa bản cam
kết buộc phía nhận nhượng quyền phải thoả mãn được những yếu tố sau: không đánh
mất uy tín của DN nhượng quyền, không đánh mất quyền kiểm soát DN, không tạo ra
đối thủ tiềm tàng, trung thực trong doanh thu, đáp ứng các tiêu chuẩn bên
nhượng quyền... Ngoài ra, các hình thức xử phạt, đền bù thiệt hại khi bên vi
phạm hợp đồng được quy định rất cụ thể.
Nhượng quyền thương hiệu kinh doanh bất động sản: Đất còn... bỏ ngỏ
Tại Việt Nam,
sự ra đời của hàng loạt Cty quản lý, tư vấn BĐS như Hoàng Quân, Nhà Đất-Đô Thị
Mới, Vinaland, Phú Mỹ Hưng... được xem là mảnh đất "màu mỡ” cho kinh doanh
NQTH. Đại diện Cty Hoàng Quân cho biết, gần đây, Cty nhận rấtnhiều lời đề nghị
được nhượng
quyền kinh doanh BĐS từ một số DN. Tuy nhiên, Cty Hoàng Quân không thể thực
hiện được vì hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một bộ luật rõ ràng về vấn đề này. (Dự
thảo Luật Thương mại sửa đổi được trình Quốc hội khoá 11 vừa qua có đề cập đến một số điều khoản về NQTHKD, nhưng đây mới
là dự thảo, chưa chính thức ban hành).
Thái Lan,
Trung Quốc,
Singapore...
nhờ có bộ luật NQTHKD hoàn chỉnh mà thị trường nhượng quyền BĐS phát triển rất
mạnh.
Còn
Việt
Nam, thị trường franchise BĐS đến
bao giờ mới "cất cánh"?
Lợi ích Của
Việc Mua Franchise:
- Một hệ
thống đã được thử nghiệm để tránh các khó khăn không lường trước được, thời gian
học nghề ngắn.
- Tên tuổi
và thương hiệu được thiết lập sẵn.
- Sự hỗ trợ
từ nhà nhượng quyền.
- Quyền điều
hành trong phạm vi định sẵn.
- Được hưởng
quyền lợi về sức mua từ nhà nhượng quyền.
- Tiếp cận
với sự quản lý, pháp lý, hỗ trợ tài chính của nhà nhượng quyền.
- Học hỏi
được nhiều kinh nghiệm từ các người mua nhượng quyền khác trong cùng lĩnh vực.
Theo Nam