Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Nghề MC:" Câu chuyện của ngày hôm nay"

Nghề MC:" Câu chuyện của ngày hôm nay"

Ngày đăng: 05/02/2012 (Lượt xem: 2600)
…Gặp gỡ một số người bạn làm cùng nghề để “đàm đạo” đôi chút mới thấy nghề MC (Dẫn chương trình) cũng lắm nỗi…

Cứ “nói giỏi” là thành MC


Chưa bao giờ có nhiều MC “bùng nổ” như hiện nay (MC được hiểu qua cụm từ master of ceremony - người dẫn chương trình) . Trên các kênh truyền hình, sân khấu biểu diễn ca nhạc, sự kiện hội nghị khách hàng, đám cưới, đám tang, thậm chí trong quán nhậu “hát cho nhau nghe” cũng trang trọng có một MC. MC nhiều đến mức tưởng như là thừa rồi người này lẫn với người kia, có người dẫn đến 5, 7 chương trình nhìn nhẵn mặt nhưng điểm danh lại những MC giỏi và thật sự xuất sắc thì mới thấy “quân ta” thiếu, mà thiếu thật. Khoảng cách giữa sự thiếu và thừa ấy xuất phát từ tính chuyên nghiệp và bởi quan niệm của nhiều người rằng: “cứ nói giỏi là trở thành MC”.


MC-dam-cuoi.jpg

MC đám cưới


Hiện nay chỉ tính riêng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh số MC đã nhiều vô kể do nhu cầu ngày một tăng của thị trường. Mấy năm trở lại đây nhiều kênh truyền hình của nhà nước và tư nhân đã mở ra liên tục, các sự kiện truyền thông đại chúng cũng bùng nổ. Nghề MC trở thành một công việc được nhiều bạn trẻ yêu thích và mong muốn theo đuổi bởi nó dường như trở nên “thời thượng”, nơi giúp mọi người thể hiện được cái tôi của mình và được mọi người biết đến, trở thành người của công chúng. Điều đáng nói hiện nay là thật khó để phân biệt ranh giới giữa MC chuyên nghiệp và không chuyên. Một người vốn nổi tiếng như nhà thơ Đỗ Trung Quân từng làm MC cho một số chương trình lớn và tư chất của anh cũng khá có duyên, nhưng để gọi là chuyên nghiệp thì hẳn là chưa và cũng chưa ai công nhận điều đó.


MC-do-trung-quan.jpg

Ảnh biếm họa về MC, diễn viên Đỗ Trung Quân



Trong khi đó trên thực tế, số MC đang đứng trên sân khấu tuy nhiều về lượng nhưng chất không được bao nhiêu. Nếu tính theo thâm niên làm chương trình hay từng có mặt trong nhiều chương trình lớn cũng như được người trong giới công nhận thì các MC có đẳng cấp giỏi hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay như Thanh Bạch, Phương Thảo, Minh Hương, Quỳnh Hoa (phía Nam), Long Vũ, Diễm Quỳnh, Tạ Bích Loan, Nguyễn Mỹ Linh, Anh Tuấn, Hoài Anh, Thu Nga (phía Bắc).

Thu nhập cho nghề MC cũng là một điều mà nhiều người quan tâm. Thu nhập cho một chương trình kể cả các buổi truyền hình trực tiếp, những chương trình kỷ niệm đại lễ hay ngày hội văn hóa nghệ thuật…của một MC không phải là cao. Mức trung bình cho mỗi số chương trình truyền hình vài trăm ngàn(khoảng từ 400.000 đến 500.000), trừ các buổi lễ trọng đại hay sự kiện lớn do các doanh nghiệp mạnh thường quân đứng ra tài trợ thì số tiền MC nhận được có thể lên tới vài triệu cho một chương trình. Điều này cũng chính là nguyên nhân hầu hết các MC hiện nay ai nấy cũng đều có một nghề nghiệp khác song song cùng công việc dẫn chương trình.




Dù khó định danh, thu nhập không phải là cao, song vẫn có nhiều bạn trẻ nuôi mộng theo đuổi nghề này, họ thực sự mong tìm được cơ hội đứng trên sân khấu, xuất hiện trên truyền hình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành MC một cách dễ dàng. Đòi hỏi đầu tiên của một MC chuyên nghiệp là khả năng nói năng thuyết trình trôi chảy đến lưu loát, MC phải có thanh sắc, ngoại hình xinh đẹp (nữ), điển trai (nam) hay ít ra cũng phải dễ nhìn hoặc có duyên. Cộng thêm rất nhiều yếu tố quan trọng khác: sự tự tin khi đứng trên sân khấu, độ nhạy bén, khả năng làm chủ tình hình, hoạt bát và có óc hài hước.... Trong những tình huống xảy ra ngoài kịch bản thì người MC phải giải quyết được một cách thông minh, tế nhị nhất sao cho hợp lòng khán giả và không để bị chê trách.


MC-nghiep-du-1.jpg

MC thành đoàn thành phố


Không ít những MC mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm đã phải dở khóc dở cười khi nội dung chương trình đang dẫn bị gián đoạn, ca sĩ không có mặt đúng giờ, xướng tên mời người lên sân khấu nhưng chẳng thấy tăm hơi…. Điển hình về MC thành công trong lĩnh vực này là Thanh Bạch, anh được mệnh danh là “thần chữa cháy” bởi Thanh Bạch không chỉ nói được mà còn làm được cho người khác chú ý và bị thuyết phục. Có những khi anh “chữa cháy” bằng cách kể chuyện tiếu lâm hoặc múa hát, pha trò,… MC vì vậy còn phải là người biết vận dụng tất cả sự khéo léo, vốn “tủ” của mình để lấp đi những khiếm khuyết của chương trình, không để khán giả đợi chờ, phát hiện sự cố và la ó. MC không chỉ nói giỏi mà còn cần phải biết nghe giỏi, “đọc” được diễn biến tâm lý của nhân vật chính, của khán giả và không khí đang diễn ra trong khán phòng.


Đường vào nghề…


MC-thanh-bach-3.jpg

MC Thanh Bạch dẫn chương trình : " Bước nhẩy hoàn vũ "


Điều thú vị là ngoài MC Thanh Bạch được đào tạo bài bản về sân khấu tạp kỹ ở Nga, các MC chuyên nghiệp của ta hiện nay đa số đều đến với nghề một cách tình cờ do “cơ duyên”. Cả ba trường hợp như MC Phương Thảo, Minh Hương, Quỳnh Hoa gần như đều xuất phát từ phong trào thanh niên mà ra. Hay như MC Anh Tuấn, vốn là nhạc công, cách đây vài năm được đại diện kênh MTV Asia “chấm” làm MC cho chương trình giới thiệu ca khúc MTV Asia và từ đó trở thành MC của nhiều chương trình âm nhạc như Thế kỷ âm nhạc, Trò chơi âm nhạc... Đa phần trong số họ trở thành người dẫn chương trình khởi điểm do năng khiếu, rồi qua những người bạn dạy nghề lại cùng với sự tích lũy cho mình kinh nghiệm sau nhiều lần đứng trên sân khấu hay trước máy quay.


Do tập quán, một số lý do khác khách quan và cả chủ quan, ở ta hiện chỉ có MC “đắc nhân tâm” (nghĩa là chỉ nói những điều qui củ, làm cho mọi người vui vẻ, hài lòng mà thiếu MC có tính cách riêng mạnh mẽ), trong khi đó trên thế giới có rất nhiều MC có “tính cách riêng” rất hấp dẫn khán giả, ví dụ như Boris Bruno, Dmitri (Nga) luôn xuất hiện trên sân khấu với bộ mặt bực bội nhưng lại gây cho mọi người sự tò mò và bất ngờ khi anh mở lời. MC kỳ cựu Chris Rock (Mỹ) thì có biệt tài với bất kỳ câu chuyện nhỏ nào, bất kỳ tên tuổi ai cũng có thể lấy ra pha trò vui nhộn được...


MC-chris-rock.jpg

MC vui nhộn Chris Rock


Trên thế giới có nhiều MC đã lớn tuổi nhưng vẫn rất thu hút được khán giả, “gừng càng già càng cay” như Larry King (Đài CNN) được mệnh danh là “chuyên gia micro số một”, Oprah Winfrey (Mỹ).... Mặt khác chính chúng ta cũng không thể nói chính xác tuổi thọ nghề nghiệp của người dẫn chương trình bởi nó phụ thuộc vào chính bản thân người MC đó. Ở nước ta những MC có thâm niên tương đối lâu trong nghề như MC Kim Tiến, Minh Trí, Trọng Hùng, Quang Minh, Thanh Bạch (20 năm), Phương Thảo, Minh Hương (trên 10 năm), Thảo Vân (10 năm)…. Họ không hề bi quan về mức độ dài ngắn của tuổi thọ MC. “Nếu giữ phong độ, còn duyên thì vẫn sống lâu được với nghề” là lời chia sẻ tự tin của MC  Diễm Quỳnh – người đã hơn 10 năm làm MC, là gương mặt sáng giá của VTV và các chương trình ca nhạc phía Bắc.


Đào tạo …“truyền kinh nghiệm”


Rất nhiều bạn trẻ đã đăng ký tham gia các khóa học đào tạo MC không chuyên. Có vô số lớp, khóa học đào tạo MC ở các nhà văn hóa, trung tâm văn hóa tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: Cung văn hóa Lao động, NVH Phụ nữ, Trung tâm Văn hóa…. Đông đảo các công ty tư nhân cũng quảng cáo (PR) rầm rộ cho việc đào tạo lĩnh vực này. Các trung tâm liên tục tổ chức những khóa học ngắn  hoặc các buổi trao đổi mời những MC có tiếng trên các kênh truyền hình về truyền đạt kinh nghiệm và tham gia giảng dạy. Việc đào tạo MC cũng không hề đơn giản theo như đánh giá của những MC có kinh nghiệm bởi giáo trình cho việc đào tạo MC hiện nay không có tài liệu chính thống. Nội dung đào tạo chủ yếu do các MC đứng lớp tự biên soạn từ chính thực tế bản thân đã trải qua.


book-MC.jpg

Những cuốn sách tham khảo của MC mới vào nghề


Tài liệu tham khảo dành cho nghề MC cũng rất hiếm chỉ có một vài cuốn sách có giá trị tham khảo của Hoàng Xuân Việt, Larry King… có bàn về phương pháp giao tiếp, nghệ thuật nói trước công chúng và kỹ năng dẫn chương trình. Một khóa học nghề MC ở các “lò” NVH Thanh niên hay Cung văn hóa (hai nơi có tiếng về việc đào tạo MC nhất hiện nay) và hàng loạt các công ty tư nhân kéo dài khoảng từ 20 đến 30 buổi (có tổ chức bài thi cuối khóa). Chương trình đào tạo thường chia ra các nội dung chính như: nghệ thuật thực hành tiếng nói, nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật diễn cảm, nghệ thuật thể hiện tâm lý, nghệ thuật trang điểm, biên tập và viết lời dẫn, công tác tổ chức hội thi/hội diễn/Thực hành MC hiện trường/ Hoạt náo viên…. Nhưng do thời gian đào tạo quá ngắn, thực chất các khóa học này chỉ là giảng cho biết chứ chưa thể gọi là đào tạo chỉn chu một nghề. Các học viên rất ít được thực hành cũng như cơ hội làm MC chương trình chính thức. Các lớp đào tạo MC ở Hà Nội rất học viên, phần lớn đều là học sinh sinh viên các trường ĐH, CĐ hoặc nhân viên các công ty sự kiện, biên tập viên Đài TH….


MC-thanh-mai.jpg

MC Thanh Mai


Giáo viên đứng lớp đều là những MC nổi tiếng trên các kênh chương trình giải trí: MC Lê Anh, Thảo Vân, Mỹ Vân, Nguyên Sơn, Đồng Linh, Phan Anh…. Bên cạnh đó cộng thêm đội ngũ chuyên gia, nghệ sỹ có nhiều năm thâm niên trong lĩnh vực quản lí và tổ chức nghệ thuật cũng nổi không kém: NSƯT Đức Trung, Phan Muôn (Nhà hát Tuổi Trẻ), NSƯT Lê Chức (Phó chủ tịch hội Nghệ sĩ VN)…. Học viên đến với khóa học đều là những người ấp ủ niềm mơ ước được nổi tiếng với nghề MC. Theo tìm hiểu, các bạn đều có chung mong muốn được toả sáng, được thử thách với công việc xuất hiện trên truyền hình. Bạn Hoàng Minh, SV năm 4 – Khoa công nghệ thông tin - ĐHQG Hà Nội tham gia lớp học làm MC của Công ty Cổ phần Truyền thông và Du lịch Tầm Nhìn Mới cho biết: “Em học làm MC vì thích được nổi bật, thích hào quang và sự nổi tiếng của nghề này. Đây cũng là một nghề dễ kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền”. Cùng lớp với Dương là Trần Thu Hương, SV năm 4 khoa Toán, ĐHSP Hà Nội, chia sẻ: “MC là nghề có thể đáp ứng được những sở thích, cá tính của em: “ Em thích được làm công việc có áp lực cao, nhiều thách thức, nhiều điều mới và luôn vận động, thay đổi, tôi cũng như các bạn trẻ không muốn bó hẹp mình chỉ với một số công việc quen thuộc, cũ kĩ”. Nhưng không hẳn là ai đi học lớp đào tạo MC cũng đặt mong muốn nổi tiếng lên hàng đầu.


MC-my-van.jpg

MC Mỹ Vân


Tại lớp học do MC Mỹ Vân tổ chức, bạn Đặng Thị Hương Giang, SV năm 1, khoa Triết, Học viện Báo chí Tuyên truyền khẳng định: “Trước tiên là em muốn loại bỏ dần sự tự ti, rèn kĩ năng ăn nói thật trôi chảy và cuốn hút. Những điều này, không chỉ làm nghề mới cần, mà ngay trong cuộc sống, học tập thường ngày, em cũng đã và đang cần vận dụng rất nhiều”. Đối tượng sinh viên đi học nghề MC không thu hẹp trong phạm vi nào. Trước đây, các bạn học khối ngành kinh tế, ngoại ngữ thường có xu hướng làm MC. Song trong khoảng 2 năm trở lại đây, sinh viên khối xã hội, tự nhiên, nghệ thuật đi học MC cũng lao theo rất nhiều. Nghề MC có sức hút với sinh viên đến độ, mỗi khi nghe ở đâu nói có tuyển MC là các bạn hồ hởi nộp đơn, rồi thi thử. Hoặc nghe nói có lớp đào tạo MC nào là các bạn rủ nhau đi học. MC Lê Anh cho biết: “Sau khoá học, chúng tôi cũng ấn tượng với một vài gương mặt nên đã giới thiệu với VTV2 dẫn các chương trình nhỏ để các bạn quen dần. Đây là bước đệm cho các bạn có năng lực thật tiếp tục phấn đấu, khẳng định”.


sinh-vien-hoc-MC.jpg

Các bạn SV trong 1 cuộc thi MC


Đánh giá về xu hướng các bạn SV hiện nay thích tìm đến những công việc dễ có cơ hội nổi tiếng như nghề MC, TS. Lưu Hồng Minh, Trưởng khoa Xã hội học, Học viện Báo chí Tuyên truyền cho biết: “Đây cũng là điều dễ hiểu, vì ngày nay, SV có khát vọng khẳng định cái tôi rất cao. Xã hội thay đổi, các tiêu chí về công việc cũng thay đổi. Không chỉ dừng ở mức có như trước đây nữa, các sinh viên thường mong muốn tìm những việc thời thượng, hợp mốt để thể hiện bản thân”. Từ góc độ tâm lý học, TS. Đỗ Thị Hồng Phúc, giảng viên khoa Tâm lý Giáo dục, ĐHSP Hà Nội chia sẻ: “Xu hướng này bùng nổ mạnh và phát triển nhanh, nhưng đây chỉ là cuộc dạo chơi nhất thời,  nbsp;vì nghề MC không có tuổi thọ cao”. 


MC- Nghề nhiều “sạn”


Nghề MC phải nói và thể hiện trước đám đông, khi ấy họ dễ sai, dễ nhầm và dễ bộc lộ những điểm yếu của mình hoặc khâu xử trí không nhanh nhạy. “Tai nạn” mà MC mắc phải nhiều vô cùng: nói lắp, nói nhầm, nói lệch nội dung chương trình, vấp ngã trên sân khấu.... MC Q.H trong một chương trình ca nhạc ở Nhà hát Bến Thành đã khiến khán giả cười bò và ca sĩ Khánh Du phải đỏ mặt khi cô bị gọi là Khánh Cu. Còn T.M- một MC kỳ cựu khi dẫn đại biểu đến thăm Nhà tưởng niệm anh hùng Nguyễn Văn Trỗi đã nói: “Giờ đây, trước bàn thờ anh, hẳn ai trong chúng ta cũng nhớ tới câu nói nổi tiếng của anh… “Hãy nhằm thẳng quân thù mà bắn” (thực ra là câu nói của Nguyễn Viết Xuân). Đại biểu một phen ngớ người vì sự nhầm lẫn của MC, còn MC thì tỉnh queo…  nbsp;vì không nhận ra mình đã nói nhầm. 



anh-vui-MC.jpg
            Ảnh vui: Anh chàng MC mang bạn gái về ra mắt bố mẹ



Cũng trong một chương trình về người lính, đoạn nói về một số người lính đã có giấy báo tử nhưng sau đó đã trở về, trong không khí xúc động chung, giọng cô MC cũng như nghẹn lại, và… cô nói: “…Nực cười thay anh lại trở về” (span style="font-family: "Times New Roman"; font-size: medium;">,span style="font-family: "Times New Roman"; font-size: medium;"> ). Mới đây trong chương trình trao giải báo chí toàn quốc, một nữ MC nói: “… đóng góp của báo chí trong phong trào tham nhũng…”. Có cả những “tai nạn” sau đó trở thành huyền thoại gắn liền với tên tuổi của MC. Đó là những trường hợp của một MC khác: “Ánh Tuyết khai sinh ra Văn Cao….”…Rồi trong những cuộc thi hoa hậu, người đẹp  nbsp;, các MC của chúng ta cũng dẫn nhầm số đo vòng 3 thành số cân nặng, tên cô này vào tên cô kia….


...Còn quá nhiều những câu chuyện vui có, buồn có về nghề MC. Không như chúng ta vẫn tưởng, nghề MC cũng lắm nỗi bởi phía sau ánh hào quang ấy cũng có cả những giọt nước mắt ngậm ngùi. Yêu nghề này, theo nghề này và quyết tâm làm mới bản thân chứng tỏ mình tự tin cũng không phải là chuyện dễ làm trong một sớm span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;">, span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;"> một chiều….Âu đó cũng là một nghề để sống!


Nguồn: Thanh Mai (VietSkill)