PV: Anh Lê Anh này, anh nghĩ gì về nghề MC?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Một công việc đầy thách thức, cảm giác trước và sau chương trình luôn
khác nhau. Ai mê công việc này rồi thì không bỏ được đâu.
- PV: Anh có nhớ lần dẫn chương trình đầu tiên của mình không và cảm xúc thế nào?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Tôi dẫn trên sân khấu của cuộc thi học sinh Thanh lịch TP Hà Nội hồi
còn là học sinh lớp 11. Tôi cũng là một thí sinh của cuộc thi ấy và
quyết định chọn năng khiếu dự thi là… dẫn chương trình, phần vì… bí năng
khiếu (!), phần vì muốn thử xem mình có thực sự làm được hay không . Và
tôi đã được đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Phạm Thị Thành khen ngợi và giao
cho những show đầu tiên trên sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ. Hồi đó tôi còn…
trẻ con lắm, thế mà ban tin không, đã đứng cạnh và phỏng vấn các cô hoa
khôi khoẻ đẹp thời trang toàn quốc. Nghĩ lại thấy bây giờ… mới run!!
(cười)
- PV: Con đường nào đưa anh trở thành CTV của Đài truyền hình Việt Nam?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Năm 2003, dự án Thanh niên vì nếp sống lành mạnh do Thụy Điển tài trợ
IOGT thực hiện một seri truyền hình trên VTV1 có tên “Khoảnh khắc bị
đánh cắp”. Được sự giới thiệu, đạo diễn Lê Huyền Thanh của VTV đã mời
tôi làm MC cho đến hết dự án. Năm 2004, tôi được mời làm MC Robocon, rồi
cứ việc nó đến việc kia, tôi dấn thân dần dần vào lĩnh vực này, và…
thấy rất tốt! (cười)
- PV: Được
góp mặt trên nhiều chương trình lớn của Đài như: “Robocon”, “Điểm hẹn
âm nhạc”, “Con đường âm nhạc” và nhiều sự kiện lớn của đất nước, anh
thấy tự tin và thích làm MC của chương trình nào nhất, tại sao?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Trong các chương trình có tính chất series như vậy, tôi từng bị nghi
ngờ thất bại ở Con đường âm nhạc, một talk show khó và “hot” của VTV,
tuy nhiên đến giờ có lẽ tôi đã phần nào không phụ những người đã đặt
niềm tin mà giao phó chương trình cho tôi. Càng khó, tôi càng thấy phấn
khích, nỗ lực nhiều hơn và thực tế là tôi rất tự tin!
MC Lê Anh và Nhạc sĩ Trịnh Minh Tuấn trong chương trình "Lá cờ màu đỏ"
- PV: Nhiều
người nói anh chỉ hợp với những chương trình trang trọng và cách dẫn
của anh khá “an toàn”, phù hợp với khá nhiều lớp người, anh nghĩ sao?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Cá nhân bạn thấy sao? Trang trọng và “an toàn” và những thể hiện của
các sự kiện truyền hình trực tiếp mà tôi thực hiện rất nhiều trong thời
gian qua, có lẽ tạo nên ấn tượng đó chăng. Tôi coi trọng việc chuyển tải
thông điệp chính hơn là sự thể hiện bản thân. MC cũng cần thăng hoa và
một chút mạo hiểm, “nổi loạn” nhưng phải đúng lúc, đúng chỗ. Tính chất
đại diện của MC những sự kiện lớn không cho phép bạn đánh cược chất
lượng chương trình với sự thể hiện cá nhân của bạn.
- PV: Theo anh, một người dẫn chương trình cần có những tố chất gì và anh nghĩ mình có những tố chất gì cho vai trò MC?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Nhiều lắm! Nói ra thì ai cũng thấy mình còn thiếu cho nghề MC. Chính
tôi cũng thiếu rất nhiều và đang bù đắp thông qua công việc mà thôi. Tuy
vậy, cốt yếu nhất theo tôi là lòng ham mê công việc này và năng khiếu
diễn đạt trước công chúng một cách tự tin và tự nhiên.
"Tôi từng bị nghi ngờ thất bại ở Con đường âm nhạc"
- PV: Vậy thách thức lớn nhất đối với một MC là gì?
- ThS. Trịnh Lê Anh: Cũng như nghệ sĩ, phải làm mới liên tục! Cũng như một nhà tâm lí, phải biết tạo ra những giao cảm với khán giả.
- PV: Anh đã từng gặp sự cố gì trên sân khấu?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Ngoài những lần thi thoảng nói nhầm, nói nhịu… không nghiêm trọng lắm
hoặc những lần bị hiệu ứng phun lửa sân khấu hay pháo confetti bắn
trúng, những lần bị khán giả “cướp diễn đàn”… mà hầu như MC nào cũng gặp
phải thì tôi vẫn nhớ nhất những lần ứng biến trong truyền hình trực
tiếp, vì những tình huống đó thường là “thót tim”! Chẳng hạn, cầu truyền
hình trực tiếp mà đầu cầu bên kia bị hỏng âm thanh, chỉ thấy hình mà
không thấy tiếng, chung kết Robocon vừa rồi một robot trục trặc đột ngột
không biết bao giờ mới “hồi phục”, giới thiệu khách VIP trong một lễ
nghi mà danh sách VIP bị “bay” mất, phỏng vấn mà không thể nghe thấy
mình và người đối thoại nói gì…
- PV: MC
được nhiều người nghĩ là nghề hay, được xuất hiện rất đẹp, là nhân vật
chính của cả buổi lễ, dễ nổi tiếng và... giàu có nữa. Nghề này có mặt
trái không?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Ngay những liệt kê nêu trên cũng còn phải bàn cãi nữa kia. Mặt trái
hiểu theo ý của tôi nằm ngay ở chính bản thân người MC khi họ sẽ có giai
đoạn tự cho mình là nhân vật chính của cả chương trình. Nhận ra điều đó
thì cũng có thể đã có người không còn cơ hội làm nghề! Ở Việt Nam và
văn hoá phương Đông, càng cần phải chú ý điều này.
- PV: Nhiều người nói, nghề MC cũng có tình trạng cạnh tranh nhau khá căng thẳng, có đúng vậy không?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Nhưng khá lành mạnh. Đây là một nghề mà sự thể hiện ra khá thực chất.
Khó có những MC giỏi chỉ vì công nghệ lăng xê. Khán giả của nghề nói rất
tinh vi!
- PV: Thường thì khi có lời mời dẫn chương trình, anh sẽ chuẩn bị những gì?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Phông kiến thức nền cho chương trình đó, sau đó là các chuẩn bị cần
thiết, từ nội dung đến cách thể hiện, rồi trang phục, đạo cụ (nếu cần).
- PV: Anh hâm mộ người dẫn chương trình nào nhất?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Không hoàn toàn tập trung vào một ai vì tính tôi cũng cầu toàn, tôi học
được ở hầu hết các MC giỏi những ưu điểm khác nhau của họ.
- PV: Từng thấy anh cùng dẫn chương trình với khá nhiều nữ MC xinh đẹp của Đài, anh thấy mình ăn ý với ai nhất?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Khó nói nhỉ! Xinh đẹp đã khiến tôi cảm thấy “ăn ý” rồi mà! Bạn thử làm
một khảo sát nho nhỏ với khán giả xem, sẽ chính xác hơn là tôi nói ra.
"Tôi
không quan niệm công việc nào là tay trái, chỉ có những ưu tiên trong
từng giai đoạn mà thôi."
- PV: Anh nhận xét gì về đội ngũ MC của Việt Nam hiện nay?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Đa dạng xuất thân, rất giỏi thích nghi và khả năng biến hoá cao trong
nhiều thể loại chương trình, ham việc và cầu thị. Tôi tự hào vì đội ngũ span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;">, span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;"> ấy chưa thật đông đảo nhưng giải quyết khối lượng công việc rất lớn
trong ngành.
- PV: Cá nhân anh có kì vọng gì về nghề tay trái này của mình trong tương lai không?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Tôi không quan niệm công việc nào là tay trái, chỉ có những ưu tiên
trong từng giai đoạn mà thôi. Vấn đề là tôi đam mê thì tôi sẽ cố gắng đi
đến cùng với công việc đó. Tuy nhiên cũng nên tỉnh táo để không lấn
sân. Làm MC phải có cái đầu lạnh span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;">, span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;"> kèm trái tim nóng cũng là vì thế.
- PV: Được
làm việc trong một cơ quan báo chí hàng đầu của Việt Nam, lại là một cơ
quan truyền hình có sức phủ sóng rộng khắp cả nước, cảm giác của anh
thế nào?
- ThS. Trịnh Lê Anh: Tự hào và luôn lo lắng để chương trình sau làm tốt hơn chương trình trước.
- PV: Anh nghĩ gì về nghề báo và nghề báo hình?
- ThS. Trịnh Lê Anh:
Tôi cũng là người ngoại đạo thôi, chứ nghề báo có những địa hạt nghiêm
cẩn lắm, bước vào phải rón rén đấy. Tôi nhìn ở góc độ quan sát viên gần
gũi thì thấy nghề báo, hay báo hình là nghề năng động và nhiều trải
nghiệm span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;">, span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;"> . Cơ hội luôn gia tăng để sống và cống hiến. Rất hay.
- PV: Liệu có một ngày nào đó, anh sẽ trở thành nhân viên chính thức của nhà đài, tức là trở thành một nhà báo thực sự không?
- ThS. Trịnh Lê Anh: Bây giờ thì tôi chưa nghĩ đến. Bạn có nghĩ là tôi phù hợp không?!
Đến đây thì phóng viên không còn câu hỏi nào để hỏi anh Trịnh Lê Anh
nữa vì thấy rõ nguy cơ luôn bị phỏng vấn ngược bởi thói quen nghề nghiệp
của MC này, nên chỉ biết chúc anh Lê Anh sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều span style="font-family: "Times New Roman", serif; font-size: 16px;">, /i> thành công hơn nữa trong thời gian tới.
theo USSH