Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Vì sao MC nữ luôn đứng phía bên phải màn hình?

Ngày đăng: 28/04/2016 (Lượt xem: 832)
Bạn có bao giờ để ý rằng: Khi một MC nữ và một MC nam cùng dẫn một chương trình truyền hình, họ luôn ngồi bên tay trái đồng nghiệp tức là bên phải hướng xem của khán giả?

Hỏi: Tại sao MC nữ luôn ngồi ở bên phải, MC nam ở bên trái màn hình?
Đáp:

Khi màn hình xuất hiện 2 MC một nam và một nữ, lúc nào chúng ta cũng thấy MC nữ ngồi bên tay trái các đồng nghiệp nam.

Điều này không chỉ xảy ra ở một quốc gia nhất định mà tất cả các kênh truyền hình trên thế giới đều tuân thủ sự sắp xếp này.

Bạn có nhận thấy, MC nữ luôn ở bên phải màn hình?
Bạn có nhận thấy, MC nữ luôn ở bên phải màn hình?

Sự thật dường như hiển nhiên nhưng lại chẳng mấy ai để ý này đang khơi ngòi cho một cuộc tranh luận không hồi kết với những người trong và ngoài nghề.

Quy luật "nam tả nữ hữu" này đã trở thành quy luật bất thành văn trong ngành công nghiệp truyền hình và trở thành phản xạ không điều kiện của các MC.

Trả lời cho câu hỏi này, có quan điểm cho rằng: Vị trí ngồi dẫn chương trình bên trái (theo hướng xem tivi của khán giả) được dành cho MC lớn tuổi hơn hay có thâm niên cao hơn. Và tình cờ, những MC này lại thường là nam.


Ngay ở trên sân khấu, MC nữ cũng phải đứng bên tay trái của MC nam

Ngay ở trên sân khấu, MC nữ cũng phải đứng bên tay trái của MC nam

Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng, sự sắp xếp này thể hiện định kiến "trọng nam khinh nữ" tồn tại từ lâu trong xã hội.

Oona King, một cựu nghị sĩ Công đảng Anh và quản lý tại kênh Channel 4, đổ lỗi điều này cho "sự phân biệt đối xử với phụ nữ ở mức độ thấp" đang thịnh hành trên truyền hình:

"Có vẻ kỳ lạ nếu bạn để những phụ nữ giàu kinh nghiệm hơn ở vị trí thứ yếu hoặc phụ trợ, khiến họ luôn đóng vai trò thứ 2 sau nam giới.

Điều đó ảnh hưởng tới cả những cô gái trẻ và phụ nữ trưởng thành trong hành vi ứng xử cũng như sự kỳ vọng của họ về những gì bản thân có thể làm được".


Sự thật hiển nhiên này là do quan niệm trọng nam khinh nữ tồn tại từ lâu trong xã hội

Sự thật hiển nhiên này là do quan niệm "trọng nam khinh nữ" tồn tại từ lâu trong xã hội

Có thể thấy, ngay ở các nước phương Tây vốn rất thoáng về "bình đẳng giới" cũng vẫn tồn tại những quan niệm cổ hủ, lạc hậu như thế này.

Theo Tri thức trẻ