Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

MC Quỳnh Hương và “bí mật” phía sau chương trình “Thay lời muốn nói“

Ngày đăng: 26/12/2015 (Lượt xem: 1122)
15 năm từ ý tưởng trên mặt giấy đến từng bước hình thành, phát triển, cũng từng ấy năm cô được khóc, cười và tự hào về đứa con tinh thần của mình.


Công việc MC đến và gắn bó như cái nghiệp.

Từ bé, tôi đã mang trong mình cảm giác sợ hãi việc không có được một buổi tối sum họp và đầm ấm như những gia đình khác khi chứng kiến cảnh ba mẹ tất bật chụp hình, rửa hình cho khách hàng, nhất là trong những ngày Tết. Nỗi ám ảnh này lớn đến mức tôi từng phải buông lời “tự thề với lòng mình” là không bao giờ làm những nghề liên quan đến dịch vụ, để không phải “khi người ta nghỉ ngơi thì mình phải nhảy múa”.

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi thi vào khoa Anh văn Đại học Sư phạm TP.HCM cũng chỉ để đảm bảo chắc chắn một điều rằng không bao giờ phải đối mặt với nỗi sợ ngày xưa.


mc quynh huong va “bi mat” phia sau chuong trinh “thay loi muon noi“ hinh anh 1

"Tôi 'tự thề với lòng mình' là không bao giờ làm những nghề liên quan đến dịch vụ".

Mọi chuyện khá suôn sẻ theo đúng “kế hoạch” cho đến năm 3 đại học, tôi được tuyển vào vị trí phát thanh viên của bản tin tiếng Anh, dẫn các chương trình được ghi hình trong các phim trường nhỏ cho đài truyền hình TP HCM. Năm 1997 đánh dấu cột mốc đầu tiên trong sự nghiệp làm MC của tôi khi một MC đàn chị bận đột xuất, tôi lần đầu tiên được bước ra khỏi khuôn khổ của các phim trường để dẫn chương trình Câu lạc bộ âm nhạc với cuộc sống.

Một đứa trước giờ chỉ dẫn các chương trình cho đội văn nghệ ở trường vậy mà với sự đồng hành và dẫn dắt của đàn anh – nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên, chúng tôi được khen là “dẫn cũng ăn ý”. Sau lần đó, tôi chính thức được chọn để tiếp tục công việc này.

Thời điểm tôi chập chững những bước đi đầu tiên đến với nghề, cũng là lúc Sài Gòn kỷ niệm 300 năm, nên các chương trình rất cần những giọng đặc trưng Nam bộ. Nhờ vậy, tôi bắt đầu được mời tham gia nhiều chương trình hơn, rồi bén duyên nghề dẫn chương trình lúc nào không hay.

Đến khoảng cuối năm 1999, từ vị trí cộng tác viên của đài, tôi chính thức về đài làm biên tập viên cho Ban Ca nhạc, mặc dù tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh.

Bây giờ ngồi nhớ lại, ngay cả bản thân tôi cũng không thể ngờ rằng chính quyết định tưởng chừng như để đảm bảo được việc “người ta nghỉ thì mình phải được nghỉ” ngày nào, rốt cuộc dẫn tôi đến một hướng rẽ hoàn toàn trái ngược với những gì mà mình đã tưởng tượng.

“Thai nghén” Thay lời muốn nói

Những ngày đầu tiên tôi làm việc tại Ban Ca nhạc là lúc làn sóng chương trình quà tặng âm nhạc vừa du nhập về Việt Nam, bất cứ đài truyền hình và phát thanh nào cũng có chương trình gọi nôm na là “Ca nhạc theo yêu cầu”. Muốn phát huy được thế mạnh của sự bộc bạch giãi bày, nhưng không muốn đi theo lối đi đã được vạch sẵn này, tôi bắt đầu ấp ủ về một chương trình mà ở đó, khán giả có thể thật sự chia sẻ, chứ không phải chỉ đơn giản là “cho” và “nhận” ca khúc. Bên cạnh âm nhạc, cũng sẽ có “đất” để tôi có thể dùng được sở trường viết lách của mình.

Cùng sự hỗ trợ và tư vấn của “anh xã”, một chương trình với ý tưởng trên dần hình thành, lấy tên Thay lời muốn nói.

15 năm trôi qua kể từ lần lên sóng đầu tiên vào năm 2000, không ít lần tôi được lắng nghe, chứng kiến những mảnh đời mà có lẽ không một ai có thể tưởng tượng lại có thể xảy ra giữa đời thực, hay những câu chuyện nhạy cảm đến mức không thể đưa lên sóng. Ở khía cạnh nào đó, đời sống tinh thần của tôi được giàu có và phong phú như ngày hôm nay, có lẽ là nhờ đọc thư của khán giả Thay lời muốn nói.

Tôi nhớ như in số đầu tiên, thông qua mẩu tin nhỏ giới thiệu chương trình mới trên báo Tuổi Trẻ, lượng thư được khán giả gửi về đúng 12 lá, đủ cho một chương trình dài 45 phút. Đến số thứ 2, số thư tăng lên 30 - 40. Có khả năng phát triển tốt, đến số thứ 3, chương trình được chuyển sang khung giờ tối thay vì buổi sáng như trước đó, và lượng thư được gửi về đài tăng khủng khiếp đến mức gần như chất đầy mấy thùng giấy.

Sau 15 năm, gần một triệu lá thư được đọc, tôi được tạo ra một phản xạ chỉ cần nhìn nét chữ trên bì thư đã có thể đoán biết đại khái nội dung bên trong hay hay không, và khi đọc qua lá thư, cũng có thể “nhận diện” ngay thư nào “sáng tác”, thư nào là chia sẻ thật lòng, và thậm chí là tính cách của người gửi.


mc quynh huong va “bi mat” phia sau chuong trinh “thay loi muon noi“ hinh anh 2

2015 đánh dấu sinh nhật lần thứ 15 của Thay lời muốn nói.

Điều đến bây giờ tôi vẫn rất tự hào khi nói về Thay lời muốn nói, chính là việc chương trình đã thật sự khuyến khích con người sống lạc quan cũng như yêu thương nhau hơn, trong đó, được “cải thiện” tốt nhất chính là chồng thương vợ hơn. Từ những tâm sự về các ông chồng bạc đãi, thờ ơ, lạnh nhạt, sau nhiều năm đã thay bằng những lời yêu thương, hạnh phúc. Hay như việc rất ít khi nhận được thư chia sẻ của các đấng mày râu, đến nay thư gửi về từ các anh đã xấp xỉ với các chị phụ nữ.

Đã có lúc tôi từng nghĩ những ông chồng chắc hẳn phải ghét chương trình lắm, nhưng có thể ghét để rồi họ tự ái, nhìn lại bản thân mình và tự thay đổi. Chúng tôi vẫn thường gọi đùa đây là lập lại trật tự “bình đẳng giới”.

Hạnh phúc vì được làm bạn với ông xã và con trai

Bên cạnh công việc, gia đình là mối quan tâm trọng yếu. Làm việc ngoài xã hội, nhưng chắc do thừa hưởng "gen" di truyền của cha mình, tôi không có nhiều bạn bè, cũng không có sở thích hội họp cà phê, ca nhạc, ăn uống bên ngoài. Sau những giờ làm việc, tôi mong nhất được ở nhà, chơi với chồng con, gọi điện cho cha mẹ hay đọc sách, loanh quanh trong vườn nhà.

Nói về “anh xã”, chúng tôi quen biết nhau từ khi tôi còn nhỏ. Ngày đó, anh vừa là cán bộ đoàn, vừa là một người thầy hướng dẫn bọn nhỏ chúng tôi đi thi giọng hát hay học sinh sinh viên toàn quốc. Suốt thời mới lớn, anh ấy như một người anh tinh thần, là “hốc cây” để tôi sẻ chia những chuyện vui buồn, những ước mơ, nhưng mãi đến năm tôi lên 22 tuổi, chúng tôi mới chính thức yêu và cưới nhau bốn năm sau đó.

Đã là bạn thân và anh em của nhau trước khi trở thành người yêu từ rất lâu, cho đến khi về ở chung nhà, chúng tôi vẫn xem nhau như những người bạn, không áp đặt tự do của nhau, tin tưởng và tự hạn chế bản thân để không phải phạm lỗi với người còn lại.

Còn với con trai, được nhìn ngắm mỗi ngày con lớn lên, tôi nhận ra thằng bé giống mình nhiều thứ, nhất là niềm đam mê và năng khiếu về ngôn ngữ. Tôi cũng tự hào khi đến thời điểm này vẫn có thể thân với con trai như hai người bạn, để có thể cùng chia sẻ những vui buồn, cùng nhau ôn bài, trao đổi ý kiến…


mc quynh huong va “bi mat” phia sau chuong trinh “thay loi muon noi“ hinh anh 3

Gia đình hạnh phúc của MC Thay lời muốn nói.

Có được những “người bạn” đặc biệt trong cuộc đời, nên hễ mệt mỏi, căng thẳng vì áp lực, tôi không thể để lâu trong lòng mà sẽ đi “méc” - “méc” để rồi nhận lại những sẻ chia, an ủi. Tôi biết cạnh mình luôn có cả một “cộng đồng” yêu thương trong nhà, từ cha mẹ, các chị em đến anh xã và con trai, đủ để tôi buông hết những nghi ngờ, không phải luôn đặt tâm thế phải đối phó với những bài toán khó như ngoài xã hội.

Cũng từ năm tháng làm bạn cùng con, tôi cùng các cộng sự của mình lại đang ấp ủ một chương trình dành cho thiếu nhi và các ông bố bà mẹ trẻ, sau các chương trình đã ra mắt, như Thay lời muốn nói, Tiếng hát mãi xanh và Vợ chồng mình hát.










Theo (Theo Zing News)