Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Tìm hiểu về ngày giỗ tổ nghề sân khấu từ bài viết ý nghĩa của giảng viên MC Lê Anh

Tìm hiểu về ngày giỗ tổ nghề sân khấu từ bài viết ý nghĩa của giảng viên MC Lê Anh

Ngày đăng: 08/10/2020 (Lượt xem: 1246)
Từ bài viết của MC Lê Anh chúng ta sẽ hiểu và có cái nhìn sâu sắc về ngày 12/08 - ngày tôn vinh nghề sân khấu Việt Nam


Theo truyền thuyết dân gian từ xa xưa, hát bội ra đời ở Bình Định do công của ông Đào Duy Từ. Có tài ca hát nhưng bị vua Lê cấm đi thi, cấm biểu diễn nên ông đã trốn vào Nam sống ở huyện Hoài Nhơn và dạy người dân ở đây múa hát kèm theo các động tác múa võ. Đó chính là khởi nguồn của nghệ thuật tuồng. Sau này, người ta nhớ đến ông như nhớ đến ông Tổ nghề hát bội nhưng không lập bàn thờ.
 


 


 

Lại có truyền thuyết nói rằng Tổ nghề sân khấu xuất thân từ ăn mày vì nghề hát xưa nay sống nhờ vào đồng tiền của khán giả, ngày xưa hát rong xin bố thí hoặc để cái bát, cái khay để khán giả thấy hay thì bỏ vào. Cũng vì vậy mà nghệ sĩ làm từ thiện ở đâu thì làm chứ không dám bố thí cho người ăn xin, vì như thế là phạm thượng với Tổ.

 


 

Thực hành lễ Tổ ghi nhận trên bàn thờ Tổ sân khấu thường thờ hai tượng em bé mà theo truyền thuyết là hai hoàng tử. Vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai hoàng tử lại quá ham xem hát, thường xuyên trốn đi xem hát và chết luôn trong buồng hát vào ngày 12/8 âm lịch.

 




 

Người nghệ sĩ đã mượn hai vị hoàng tử này làm thần hộ mệnh cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ Tổ. Sau này nhiều nơi đặt ba tượng vì kiêng số chẵn. Ban đầu ngày giỗ Tổ chỉ dành cho giới cải lương, hát bội, tuồng chèo. Nhưng về sau này giới tân nhạc cũng xem đây là ngày giỗ Tổ của mình. Năm 2010, ngày 12/8 âm lịch được chọn làm Ngày Sân khấu Việt Nam.

 

Nguồn: MC Trinh Le Anh