Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Lưu Minh Vũ đã chọn đúng đường đời

Ngày đăng: 01/03/2012 (Lượt xem: 2818)
Tuổi thơ buồn – đó là câu đầu tiên Lưu Minh Vũ nói khi nhắc về thuở ấu thơ của mình. Buồn, bởi vì anh sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt. Đặc biệt như thế nào thì hầu như ai cũng đã biết.
Ngày xưa ơi!

Tuổi thơ buồn – đó là câu đầu tiên Lưu Minh Vũ nói khi nhắc về thuở ấu thơ của mình. Buồn, bởi vì anh sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh đặc biệt Đặc biệt như thế nào thì hầu như ai cũng đã biết. Nhưng có thể nỗi buồn đó không phải ở gần anh, mà nó ở ngay trong anh - một người đã sẵn có trong mình sự nhạy cảm. Nghĩ lại về thời gian đó, Minh Vũ nói rằng, thực ra vì tuổi còn nhỏ nên anh cũng không biết suy tư gì nhiều.


mc-luu-quang-vu.jpg

Lưu Quang Vũ và mẹ Tố Uyên


Điều anh cảm nhận chỉ là mình không có được sự chăm bẵm của cả bố lẫn mẹ, giống như ở những gia đình toàn vẹn. Minh Vũ ở với bà nội, lúc lại đến ở với mẹ, có khi chỉ cần nói một câu: “Mẹ ơi, con sang bố đây!”, thế là anh có một chuyến chu du bằng xe “bộ” sang bên nhà bố. Và vài ngày sau mới trở về. Đi bộ rất nhiều, đó cũng là một thú vui mà trẻ thơ thời nay không có được. Đích đến thú vị nhất trong các chuyến du hí của Minh Vũ là các rạp chiếu phim. Rạp Kim Đồng, Mê Linh, Tháng 8... Minh Vũ còn nhớ như in hình ảnh của từng rạp.


Một hàng người xếp đều tăm tắp đến ô cửa nhỏ nơi có cô bán vé. Chỉ cần đứng trước cửa rạp phim, Minh Vũ đã cảm thấy điều gì đó thật kỳ diệu. Anh xem rất nhiều phim: Mặt trời trắng trên sa mạc, Viên đạn cuối cùng ... Đó là tất cả những bộ phim mà Minh Vũ có tiền thì mua vé, còn khi không có tiền thì xem chui. Có lần, Minh Vũ chuồn vào rạp qua cánh cổng sắt hỏng nan, bảo vệ bắt được còn dọa phạt bằng cách cho kẹp điện 3 vôn. 


Nhưng chứng nào tật ấy, anh đều đặn có mặt tại rạp bán vé rẻ nhất là Kim Đồng, rồi đến Mê Linh, còn khi không có tiền thì chui được là... cứ chui Lũ lượt cả đám trẻ con trongkhu tập thể lại rủ nhau chui qua cánh cổng sắt hỏng nan để được chiêm ngưỡng cái thế giới kỳ ảo trên màn ảnh. Trong đội hình đó, không thể vắng Lưu Minh Vũ.


Hồi ức không dễ phai mờ


Sau hai năm là sinh viên Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Minh Vũ sang Đức học ngành quay phim. Say mê nghệ thuật từ nhỏ, Minh Vũ đinh ninh rằng mình sẽ làm diễn viên.Nhưng đến tuổi thi ĐH, Minh Vũ đi với những người bạn của bố làm điện ảnh, rồi được làm quen với chiếc máy ảnh, anh đã chọn ngành quay phim để theo học. Sang Đức vào cuối những năm 80, thời điểm nước Đức bắt đầu khủng hoảng, nhưng trong lòng Minh Vũ còn có một cơn khủng hoảng lớn khác nữa. Sự ra đi của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh và Lưu Quỳnh Thơ vào tháng 8.1988 khiến Minh Vũ bắt đầu không ổn định về tâm lý. Anh không còn tâm trí để học hành.


dam-cuoi-luu-quang-vu-va-to-uyen.jpg

Đám Cưới Lưu Quang Vũ và Tố Uyên


Lần về phép đầu tiên, anh đã muốn ở lại Việt Nam, nhưng bà nội khuyên anh dù có định học tiếp hay không, cũng nên quay trở lại Đức rồi hãy quyết định. “Ai cũng nói mình dại, mọi người thì đang muốn đi mà không được, đằng này mình lại muốn về”: Minh Vũ tâm sự. Nhưng Minh Vũ lại nghĩ khác, nếu như bố còn sống thì có thể anh sẽ học, nhưng lúc đó tại Đức anh không gia đình, không bạn bè, lại ám ảnh về nỗi đau của gia đình. Minh Vũ không thích cuộc sống ở nước ngoài, nơi anh không có quê hương, nơi con người sống chỉ với một mục đích duy nhất – mưu sinh.


Một cảnh tượng mà Minh Vũ bị ám ảnh: khi đi tàu hỏa qua các ga, anh nhìn thấy những người Việt trùm ni lông nằm la liệt trên ghế chờ hàng về từ sáng sớm. Vũ kể trong sự nghẹn ngào, xót xa khi nhớ về một thời ký ức: “Nhớ có lần mới sang, được phát tiền học bổng, mấy cậu sinh viên rủ nhau đi mua chiếc catáp để đi học, vừa mua xong, ra đến ga tàu điện thấy những người Việt ở đó cũng có những chiếc catáp y hệt, mỗi khi có khách hàng đi qua, chiếc catáp được bật mở rất nhanh, trong đó là đồng hồ, pin điện tử... Đó là những người Việt bán hàng rong. Hôm sau, không cậu sinh viên nào dám xách catáp ra ga nữa, đề phòng cảnh sát bắt nhầm người bán hàng lậu”.


gia-dinh-luu-quang-vu-1978.jpg

Gia đình Lưu Quang Vũ năm 1978


Mưu sinh, đó là điều chính đáng của con người, nhưng khi ở Việt Nam, Minh Vũ nghĩ khác về nước Đức, nơi anh cho là thiên đường, nơi anh không nghĩ những người Việt có một cuộc sống lam lũ đến thế. Rồi cũng như mọi người, chính Minh Vũ cũng phải đi bán hàng rong, bán hoa quả, buôn áo len, thuốc lá... cũng kiếm được nhiều tiền và cũng bị cảnh sát đuổi. Ở tuổi hai mươi, có mấy chục nghìn đôla trong tay, nếu tằn tiện tích cóp, khi về có thể tậu nhà, tậu đất và anh sẽ giàu to. Nhưng Minh Vũ xác định chỉ kiếm tiền để sống, không phải để làm giàu.

Rất nhiều bạn bè của Minh Vũ đã ở lại Đức, nhiều người khác thì quay về, nhưng không thể xóa được những ký ức đó và lại quay sang Đức. Còn Minh Vũ, anh quyết định từ bỏ nước Đức, từ bỏ cả ngành quay phim mà anh đã chọn khi chưa học xong, 
 nbsp; không một chút hối tiếc. Minh Vũ muốn trở lại cuộc sống với đúng ý nghĩa của nó, nơi anh có những người thân yêu, trên chính quê hương của mình.

Mọi điều đều bắt đầu từ cội rễ


Một câu thơ rất hay của nhà thơ Xuân Quỳnh: Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng/ Trái tim em, anh đã từng biết đấy/ Anh là người coi thường của cải/ Nên nếu cần anh bán nó đi ngay. Hỏi Minh Vũ rằng anh có phải là một người tình cảm? Minh Vũ nói: Tình cảm là thứ quan trọng nhất với tôi,  nbsp;vật chất không có ý nghĩa gì hết. Anh thêm: Bà, bố, mẹ, má (Minh Vũ gọi Xuân Quỳnh bằng “má”) đều như thế, nhà tôi sống thế. 


Đi nước ngoài về, Minh Vũ lại càng cảm nhận rõ điều ấy, nhiều khi nó làm anh cảm thấy hơi lạc lõng trong cuộc sống hiện tại. Thời gian xa quê hương giúp anh có thể nhìn lại mình, trở lại quê nhà anh có thể sống một cách bình thản, nbsp;không bon chen Vậy là mỗi khi nhìn thấy Lưu Minh Vũ trong vai trò MC chương trình Hãy chọn giá đúng, ta đã có câu trả lời: Một người tình cảm đã dẫn mình đến giá trị đích thực  nbsp;của cuộc sống. 


Đó là được làm công việc mà mình thích. Dù không trở thành một người quay phim như cha mẹ mong muốn, nhưng anh đã nỗ lực hết mình để trở thành một MC, dẫn dắt những chương trình mang lại sự thoải mái cho khán giả. Với Minh Vũ, cuộc đời là những con đường, mỗi người có quyền chọn lấy cách đi và cái đích riêng mà span style="font-size: 16px; font-family: "Times New Roman", serif;">, span style="font-size: 16px; font-family: "Times New Roman", serif;"> không cần phải giành lối của nhau.


Theo GalaxyS