1. Giọng nói
Một
giọng nói rõ ràng, âm lượng vừa đủ nghe và đặc biệt là không mắc phải các lỗi
phát âm sẽ giúp người nghe bước vào bài thuyết trình của bạn một cách có thiện
cảm.
Thực
tế cho thấy, không phải đám đông luôn chú ý ngay khi bạn bước ra sân khấu để
thuyết trình, giọng nói truyền đến tai người nghe mới lôi kéo họ tập trung vào
bạn và bài nói của bạn.
Việc
rèn luyện giọng nói hay, truyền cảm được dựa trên một số yếu tố như: khẩu hình,
cột hơi,...
https://vietskill.com.vn/Tin-Tuc/780_24401/5-yeu-to-so-huu-giong-noi-hay.htm
Phương
pháp luyện tập giọng nói với nến
2. Biểu cảm và ngôn ngữ hình thể
2
Thỏa
mãn “phần nghe” rồi khán giả mong muốn có được “phần nhìn” thu hút. Giao tiếp bằng
ánh mắt, nụ cười, cử chỉ tay tự nhiên, thoải mái,... là
những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng cực kỳ tạo dấu ấn cho đám đông.
Học viên
thực hành thuyết trình trước tập thể
Đương
nhiên việc biểu cảm vui vẻ, tán thành hay nghiêm nghị, thất vọng sẽ tùy thuộc vào
phần nội dung bạn đang trình bày.
Một
điểm cần lưu ý nữa đó là bạn nên chọn trang phụ phù hợp với cơ thể, gọn gàng và
lịch sự, điều này thể hiện sự tôn trọng đến công chúng.
3. Sử dụng công thức DEFEAT
3
Khi
cần dùng lý lẽ để thuyết phục người nghe về một ý tưởng mới, bạn có thể kiểm
tra logic của mình bằng công thức DEFEAT.
D
- Demonstration (Thuyết minh, diễn giải)
Nếu
bạn có thể sử dụng một số điều đã được thực hiện hoặc các công cụ có thể minh
hoạ cho quan điểm của bạn, thì người đang lắng nghe sẽ tiếp nhận thông tin của
bạn dễ dàng và rõ ràng hơn.
E
- Examples (Ví dụ)
Bạn
có thể nghĩ đến cột mốc thời gian nào đó mà khi bạn đã có kinh nghiệm với chủ đề
bạn đang đề cập. Theo đó, chia sẻ một số ví dụ cụ thể từ kinh nghiệm đó để minh
họa thêm cho quan điểm của bạn. Người nghe cũng hình dung rõ hơn những điều bạn
đang trình bày nhờ ví dụ từ bạn.
F
- Facts (Số liệu thực tế)
Thật
khó để tranh luận thành công với mọi người, vì vậy để thể hiện hiệu quả ý kiến
của riêng bạn, đừng quên đề cập đến những số liệu thực tế. Những số liệu đó sẽ
cung cấp đến người nghe sự chắc chắn trong quan điểm của bạn. Từ đó, bạn tạo dựng
được uy tín của mình và sẽ thuyết phục được mọi người.
Học viên
thực hành thuyết trình trước tập thể
E
- Exhibits (Dụng cụ trình bày)
Sử
dụng các công cụ trình bày để thuyết phục được người nghe hình dung quan điểm của
bạn một cách trực quan. Máy chiếu, màn hình rộng cùng với những thiết kế slides
dễ nhìn sẽ thu hút hơn sự chú ý từ người nghe.
A
- Analogies (So sánh liên tưởng)
Nếu
bạn có thể liên hệ tình hình hiện tại với điều đã xảy ra ở quá khứ của khán giả
thì phần thuyết trình của bạn trở nên dễ dàng hơn, vì bạn đã tạo được sự tương
tác với người nghe, làm buổi trình bày trở nên sinh động hơn.
T
- Testimonials (Dẫn chứng)
Chia
sẻ những gì người khác đã nói gì về quan điểm này, càng nhiều cái tên bạn liệt
kê minh chứng được cho điều bạn nói, thì độ tin cậy của thông tin mà bạn trình
bày càng tăng cao.
S
- Statics (Thống kê)
Hãy
dùng bảng thống kê hoặc bài báo cáo từ nguồn có uy tín, có liên quan đến vấn đề
bạn đang thuyết trình. Điều này sẽ giúp xóa bỏ những nghi ngờ của người nghe và
thuyết phục họ tin vào những gì bạn đang nói.
Đây
là công thức cực kỳ hữu hiệu trong thuyết trình bạn nên sử dụng.
Bạn đang hạn chế về tiếng nói chưa rõ ràng, phát âm sai, hay bị hụt hơi khi nói, vốn
từ còn “nghèo” hay chưa tự tin nói/ dẫn trước đám đông,... Gặp gỡ Vietskill để có
phương pháp học tập hiệu quả tại.
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VIETSKILL
Hotline: 0984.8888.84 - 0912.354.699 - 0971.188.468
Địa chỉ văn phòng chính: Số 26 – 28 ngõ 45 phố Nguyên Hồng,
phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Fanpage: Đào tạo MC chuyên nghiệp, MC nhí
Vietskill
Khánh Huế