1. Tiếng nói bằng giọng bụng
Hơi thở được coi là “nguyên liệu” cho tiếng nói của bạn, cột hơi dày, khỏe, nói
bằng giọng bụng sẽ tạo nền cho bạn thực hiện các kỹ thuật nhấn nhá, trầm bổng
trong khi nói.
Đặc biệt, với những bài
thuyết trình, giới thiệu sản phẩm, bán hàng đòi hỏi thời gian nói dài. Nói bằng
giọng bụng sẽ giúp bạn không bị hụt hơi, tiếng nói phát ra không hổn hển cũng
như tránh được tình trạng khản tiếng sau khi nói liên tục.
Bạn thực hiện bài tập dưới
đây mỗi ngày để “bồi” cho cột hơi được dày khỏe hơn nhé.
2. Khẩu hình
Nếu như hơi thở là “linh
hồn” của tiếng nói thì Khẩu hình là công cụ để khuyếch đại âm thanh. Khẩu hình
không mở, tiếng nói đi ra kém tròn vành rõ chữ.
Khẩu hình mở sai gây phát âm sai, nói ngọng,...
Nói năng rõ ràng, không
nuốt chữ có thể giúp bạn truyền đạt ý tứ chính xác một cách dễ dàng. Bạn sẽ cần
phải nói chậm lại và luyện tập cách diễn đạt. Hãy ghi âm tiếng nói của mình và
nghe lại chúng để nhận ra và điều chỉnh những hạn chế trong tiếng nói.
Đọc mỗi ngày, bất cứ cái gì bạn muốn là một ý
hay để luyện phát âm lưu loát bạn có thể thực hiện ngay bây giờ.
3. Tốc độ/ tiết tấu
Nói quá nhanh hay quá chậm là không nên trong giao tiếp hàng ngày cũng như
trong thuyết trình, phát biểu,...
Nói quá nhanh kéo theo một
loạt các lỗi sai trong phát âm như nuốt chữ, nói lắp, nói ngọng, chắc hẳn bạn
không muốn trình bày đi trình bày lại 1 ý nói khi người nghe liên tục phải hỏi
lại vì không thể nghe rõ những gì bạn đang nói.
Ngược lại, nói quá chậm, ề à tạo cho người nghe cảm giác khó chịu và kém hấp dẫn
với phần trình bày.
Vậy nói với tốc độ bao
nhiêu từ/ phút là tốt nhất.
Tốc độ nói trung bình của
chúng ta là 100 – 120 từ/ phút, trong khi đó khả năng nghe lại cao gấp 3 lần. Vậy
nên chúng ta nói ở tốc độ 120 – 160 từ/ phút là vừa phải.
4. Cao độ/ Tông giọng
Nói giọng đều đều cũng giống
như một bản nhạc du dương khiến người nghe buồn ngủ. Chắc chắn bạn không muốn
điều đó xảy ra với phần trình bày của mình đúng không nào? Âm thanh trầm bổng,
1 lên 1 xuống, nhấn nhá vào Tên riêng, động từ mạnh, danh từ quan trọng là cách
đơn giản để bạn “nâng tầm” phần nói/ dẫn của bản thân.
Tông giọng phù hợp với nội dung nói cũng là cách để lấy cảm xúc của người
nghe.
5. Ngắt nghỉ
Đây là một yếu tố rất dễ
để thực hiện, vì đã có các dấu câu “ dấu phẩy”, “dấu chấm” giúp đỡ bạn (đối với
các văn bản) chỉ cần lưu ý một chút là chúng ta có thể dẫn, nói hay hơn.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể ngắt nghỉ theo ý nghĩa của câu, Tiếng Việt rất
phong phú bạn ngắt nghỉ đúng, cảm xúc của người nghe cũng được thăng hoa/ lắng
đọng. Bạn ngắt nghỉ sai đôi khi còn gây nhiều hiểu nhầm về mặt ngữ nghĩa.
Hãy bắt đầu mỗi ngày 15 -10 phút bằng những bài tập luyện cột hơi và khẩu hình
ngay hôm nay nhé, “tập thể dục” cho miệng là cách bạn chinh phục những bài dẫn,
nói, thuyết trình lôi cuốn đó.
Nếu bạn muốn tìm kiếm môi
trường để cùng tập luyện hãy tham gia những lớp học của chúng tôi tại Đào tạo
MC chuyên nghiệp, MC nhí Vietskill, nơi có những MC, BTV, chuyên gia tiếng nói
hướng dẫn bạn đi con đường đúng và nhanh nhất.
Đăng ký ngay tại:
CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO
VIETSKILL
Hotline: 0984.8888.84 -
0912.354.699 - 0971.188.468
Fanpage: Đào tạo MC
chuyên nghiệp, MC nhí Vietskill
Địa chỉ: Số 26 - 28
ngõ 45 Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.
Email:
mc.vietskill@gmail.com
Website: vietskill.com.vn
Chúc các bạn thành công!
Khánh Huế