Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Vừa làm giám đốc, vừa bán bún chả online

Ngày đăng: 29/12/2014 (Lượt xem: 972)
Nhận thấy ngành ẩm thực có mức sinh lời hấp dẫn, chị Lan, giám đốc một công ty quảng cáo quyết định thử sức với lĩnh vực này.

Là giám đốc một công ty quảng cáo online, chị Lan, ở đường Bạch Đằng (quận Tân Bình, TP HCM) vẫn không ngừng đam mê kinh doanh ẩm thực. Nuôi dưỡng ước mơ suốt nhiều năm, đến 2012 chị bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn về các món ăn cũng như cung cách phục vụ.

“Mặc dù chuyên tư vấn và làm quảng cáo online cho các công ty ẩm thực, nhưng tôi chưa bao giờ bắt tay vào công việc cụ thể, nên ý định mở chuỗi cửa hàng là cách mình nhìn nhận lại những kinh nghiệm đã tư vấn cho khách hàng”, chị Lan nói.

bun-cha-10-6238-1419237936.jpg

Một phần bún chả có giá 33.000 đồng.

Sau 2 năm nghiên cứu sâu về ẩm thực, chị Lan chọn bún chả và nem rán để kinh doanh. Theo chị, món này dễ giao hàng hơn các món khác như phở hay hủ tiếu… Đồng thời, đây là món ăn đậm truyền thống Việt, được cả thế giới biết đến và có thể ăn ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

“Dù bún chả xuất hiện khá dày ở TP HCM, tuy nhiên, chưa nhiều cửa hàng tập trung bán online. Để tiếp cận đông đảo khách hàng trên địa bàn Thành phố, thay vì mở cửa hàng lớn tôi chỉ lựa chọn quy mô 60m2, còn lại chú trọng giao hàng thông qua đặt online”, chị Lan chia sẻ.

Nhờ phát triển theo hướng online nên vốn đầu tư ban đầu của chị chỉ dao động quanh mức 80-100 triệu đồng. Thêm vào đó, Internet ngày càng phát triển, người Sài Gòn lại bận rộn nên việc chăm sóc khách hàng đến tận bàn ăn là cách tăng doanh số nhanh nhất, giúp mở rộng đối tượng khách hàng. Ngược lại, mở cửa hàng lớn, người đầu tư phải có vốn nhiều, chi phí mặt bằng, nhân công phục vụ cũng sẽ khiến các quán ăn đau đầu, chưa kể tới lượng khách chỉ được khoanh vùng ở mức hẹp; doanh số khó đột biến và tăng trưởng mạnh.

Đặc biệt, kinh doanh online, người bán không nhất thiết phải chọn mặt bằng đẹp, có thể mở ngay trong hẻm hoặc nhà riêng của mình. Do vậy, để tiết kiệm chi phí, chị Lan chọn cách mở quán tại phòng khách của gia đình. Với số vốn đầu tư hạn hẹp, chị dành 50% số tiền để trang bị bàn ghế, chén bát, thực phẩm; 50% còn lại cho giao hàng, in ấn brochure…

Về đội ngũ nhân viên, chị Lan kiêm đầu bếp chính và thuê thêm 2 người phụ việc, 3 nhân viên giao hàng. Nếu vào thời gian cao điểm, khách hàng đặt với số lượng lớn cùng một lúc, chị sẽ liên kết thêm với xe ôm và đơn vị chuyển phát. Thời gian đầu, chị vẫn miễn phí giao hàng trên tất cả các quận của TP HCM. Tuy nhiên, khi khách đã quen rồi sẽ có mức giá giao hàng riêng tùy từng địa điểm.

Để tiếp cận đối tượng khách hàng nhanh chóng, chị Lan xây dựng 2 website bún chả và nem rán để người tiêu dùng có thể đăng ký ngay trên mạng. Đồng thời, trên các thùng xe giao hàng chị có in đầy đủ địa chỉ website và số điện thoại. Ngoài ra, chị còn liên kết với các công ty có sản phẩm trao đổi nhằm quảng bá hình ảnh cho nhau. Chẳng hạn như với các trung tâm làm đẹp, chủ cơ sở có thể mời khách ăn bún chả miễn phí nếu làm đẹp trong nhiều tiếng đồng hồ. Đối với việc hợp tác này, quán sẽ ưu tiên giao hàng nhanh và giá thấp hơn giá bán thường ngày. Hiện bún chả được bán 33.000 đồng một phần, nem rán và nem ốc 6.000 đồng một cuốn...

“2 tuần đầu khách chưa có nhiều, mỗi ngày chỉ bán được 30 phần. Nhưng bắt đầu từ tuần thứ 3 trở đi lượng khách đã tăng lên gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần. Hiện nay nhiều gia đình còn đặt hàng cả nem sống cuốn sẵn để về tự chiên”, chị Lan bộc bạch.

Dù mới chỉ kinh doanh được một tháng, nhưng sau khi trừ tất cả chi phí, nữ giám đốc kiêm chủ tiệm bún chả cho biết đã thu hồi được 15% tiền vốn bỏ ra ban đầu. Dự định, nếu tình hình bán hàng tiếp tục duy trì và phát triển tốt, chị sẽ hòa vốn trong vòng 4 tháng thay vì 6 tháng như kế hoạch đặt ra.

nem-oc-8447-1419237937.jpg

Nem ốc là món khá lạ và ít được bán ở TP HCM.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm khởi nghiệp trong lĩnh vực ăn uống, chị Lan cho hay kinh doanh ăn uống là nhóm hàng luôn mang lại 25-30% lợi nhuận trên doanh thu. Tuy nhiên, để bắt tay vào thực hiện là điều khó khăn. Ngoài phải am hiểu về ẩm thực, chế biến hợp khẩu vị thì việc sắp xếp công việc sao cho hợp lý không đơn giản.

Ban đầu chị vô cùng tất bật với việc điều phối công việc, sáng nào cũng thức dậy từ 5h sáng đến 22h đêm chuẩn bị nguyên liệu cho đến chế biến và sắp xếp giao hàng. Thời kỳ đầu rất khó đoán được lượng khách nên hôm thì chị làm thiếu nguyên liệu, có ngày lại thừa nên khá tốn kém. Do vậy, để giảm tình trạng này chị thường cân bằng số lượng nguyên liệu dựa trên lượng khách trung bình của 2 ngày trước đó.

Riêng về chuyện giao hàng, vì khá xa trung tâm thành phố nên cửa hàng của chị hơi bất tiện trong việc di chuyển. Do vậy, nếu khách hàng chỉ đặt một phần nhưng nằm trên cung đường di chuyển tới những khách hàng có số lượng đơn hàng nhiều, chị mới nhận thêm, còn không thì hủy, trừ trường hợp trên 10 đơn hàng.

Vì là giám đốc công ty chuyên về quảng cáo online, nên chị Lan thường phân chia lịch làm việc theo khung giờ nhất định. Từ 5h sáng đến 14h chiều chị chuyên tâm cho quán bún chả. Từ 14h đến 16h, thời gian này thường không có khách chị bắt đầu điều phối công việc công ty quảng cáo thông qua điện thoại, mail, hoặc gặp gỡ đối tác. 16h trở đi chị tiếp tục công việc của một đầu bếp và sắp xếp công việc bán hàng.

Sắp tới, để phát triển mạng lưới, chị Lan dự tính sẽ mở thêm 2-3 cửa hàng ở trung tâm thành phố, đồng thời đẩy mạnh đội ngũ giao hàng.




nguồn vnexpress.vn