Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
NHỮNG SAI LẦM TRONG HÙNG BIỆN

NHỮNG SAI LẦM TRONG HÙNG BIỆN

Ngày đăng: 18/03/2021 (Lượt xem: 1484)

Để cải thiện khả năng hùng biện của bản thân, nhất quyết chúng ta cần phải cải thiện thật tốt và dần đi tới khắc phục những khuyết điểm này. Những sai lầm trong hùng biện bao gồm:

1.  Nói ấp úng:

Nói ấp úng là biểu hiện của sự thiếu tự tin và bình tĩnh khi thực hiện hoạt động hùng biện, phần lớn những người nói ấp úng là những người không chuẩn bị kĩ lưỡng bài nói của mình, không có đủ lượng thông tin cần nói và thương nói khi gặp vấn đề về tình trạng sức khỏe hoặc có một vài vấn đề về thuộc về hoàn cảnh.

2.  Dẫn chứng sai:

Dẫn chứng sai là sai lầm phổ biến thường gặp ở một số bài hùng biện khi mà người nói muốn chứng minh cho quan điểm A là đúng thì họ lại đưa ra những dẫn chứng chứng minh điều ngược lại hoặc giả như là dẫn chứng không đủ sức thuyết phục, lạc đề…

3.  Hai quan điểm:

Những người hùng biện sẽ không thể đi đến tác động nào nếu như anh ta không làm cho khán giả hiểu được mình đang đứng về phe nào. Tôi từng biết một anh bạn luôn đứng lên phát biểu những câu thuộc về hiển nhiên như “Núi thì cao, sông thì thấp, ngựa có bốn chân và bầu trờ rộng bao la” chưa kể đến những quan điểm mà cậu ta nói đến không thể hiện rằng cậu ta ủng hộ hoặc phản đối điều gì. Những người như vậy gọi là những kẻ ba phải và thường là những bài nói dạng như thế sẽ ít được mọi người đánh giá cao.

4. Hiếm ví dụ:

Việc tiết kiệm những câu chuyện hoặc những ví dụ minh họa là một sai lầm điển hình khi hùng biện ở Việt Nam, phần lớn mọi người chú trọng vào việc đặt vấn đề và nêu giải pháp nhiều hơn là chứng minh cho sự đúng đắn của một quan điểm, như tôi đã nói ở trên, một bài hùng biện nên chỉ giới hạn trong phạm vi từ 5 đến 15 phút và không nên quá dài dòng, bạn không cần phải nói hết tất cả những quan điểm, những giải pháp dài lê thê, điều bạn cần làm là tác động và thay đổi cái nhìn của nhiều người nhất có thể để hướng họ tới điều mà bạn mong muốn hướng tới. Một vài quan điểm nhưng có sức gợi sẽ để lại ấn tượng lâu hơn trong lòng khán giả và chắc hẳn bạn cũng muốn người nghe ra về với những điều mà bạn nói hơn là bước ra với cái đầu rỗng tuếch khi chẳng thể nào nhớ được bất cứ một điều gì.

5.  Thu mình:

Lỗi này thường xuất hiện ở những nhà hùng biện mới, họ thường mắc phải những lỗi này khi sử dụng ngôn ngữ của mình, những ngôn ngữ họ nói ra thường tiêu cực và không được tốt, thậm chí là ngôn ngữ cơ thể, họ úp lòng bàn tay, thu mình vào trong bục phát biểu và không dám giao lưu với những khán giả phía dưới.

Thu mình quá sẽ khiến cho bài nói trở nên cứng nhắc, khoảng cách giữa hai bên trở nên xa cách khó gần. 

6.  
Coi thường khán giả:

Một sai lầm cực lớn, hiếm khi gặp phải nhưng mỗi khi gặp phải là đều mang đến những tác dụng cực kì tiêu cực đó là cách hùng biện khinh thường người nghe. Tôi cho rằng một bài hùng biện như vậy là một bài hùng biện của những kẻ thích ra vẻ bề trên, sử dụng những câu chữ hoa mĩ, tấn công vào số đông những người đang nói ở dưới và công kích thẳng thừng những vấn đề mà rất nhiều người đang nghe gặp phải. Cho dù là đúng đi chăng nữa, thì thái độ và cách hành xử kiểu đó sẽ không bao giờ được người nghe chấp nhận. “Những nhà hùng biện thiên tài ấy” tự cho mình cái quyền hiểu biết hơn người để sử dụng ngôn ngữ đâm vào trái tim của khán giả, một kết cục tất yếu là bài hùng biện sẽ không thể nào được người nghe đón nhận
 

Lê Vy tổng hợp