1.
Hãy bắt đầu với việc lên ý tưởng kịch bản
**** Ý tưởng: Chủ đề khá rõ ràng rồi, nhiệm vụ của chúng mình là hãy chuẩn bị
nội dung cho bài dẫn thật hay và hấp dẫn. Tết cổ truyền là nét văn hóa đẹp của
Việt Nam, bạn nhỏ nào cũng có thể cảm nhận chân thực trong những dịp năm mới.
Tết là dịp gia đình sum vầy, cùng đón giao thừa, đầu năm chúc sức khỏe họ hàng,
chúng mình được biết cách gói bánh chưng, nhận phong bao lì xì ... Có nhiều ơi
là nhiều phong tục truyền thống tồn tại hàng ngàn năm tới bây giờ làm nên bản
sắc văn hóa của đất nước, thông qua phần bài dẫn chương trình, chúng ta có thể
truyền tải tới tất cả mọi người, bạn bè Quốc tế niềm tự hào dân tộc, vẻ đẹp quê
hương mình.
**** Trình bày: “Tết cổ truyền trong em” súc tích, kiến thức phong phú, ngôn từ văn minh, trình bày trên một trang giấy A4.
Các bạn nhớ đừng "tham lam thông tin" quá nhé, bài dẫn dài quá sẽ dễ
bị loãng nhạt và thiếu chiều sâu, nhưng cũng đừng ngắn quá gây cảm giác hụt
hẫng. Độ dài của bài dẫn khoảng 1,5 - 4 phút, hãy bấm giờ tập thử trước gương
để biên tập nội dung kĩ hơn nếu vượt quá thời lượng nhé.
Bước 2: Dành cho những bạn giỏi
ngoại ngữ
Thế mạnh ngoại ngữ sẽ là lợi thế mang đến cho chúng mình điểm cộng. Vietskill khuyến khích các bạn dẫn chương trình bằng ngôn ngữ các nước: Tiếng Anh, Hàn, Nhật, Trung Quốc ... để góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, nét văn hóa đặc sắc tới đông đảo bạn bè trên thế giới.
Lựa chọn hình thức dẫn đôi hoặc dẫn đơn, các bạn hãy cố gắng phát huy thật tốt sở trường của mình nhé. Trong thời đại ngày nay, ngoại ngữ vô cùng quan trọng, thế hệ trẻ cần chăm chỉ siêng năng học tập, trau dồi, tự tin thể hiện, lan tỏa thêm những thông điệp ý nghĩa cho cuộc sống!
Bước 3: Tác nghiệp ghi hình
§ Thời
lượng: Clip dự thi từ 1,5 – 4’/1Clip
§ Địa
điểm ghi hình: Dựa vào nội dung dự thi
bố mẹ chọn cho con địa điểm ghi hình đẹp, phù hợp để con có những thước ghi
hình đáng nhớ và đạt được kết quả cao trong cuộc thi nhé!!!
§ Thiết
bị ghi hình:
Ngày
nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, chỉ cần một chiếc
Smarphone thôi, bố mẹ đã ghi lại được cho con những thước hình đẹp nhất
rồi!
Ngoài ra,
nếu điều kiện cho phép, bố mẹ có thể ghi hình cho con bằng máy ảnh, máy quay cá
nhân, máy quay chuyên nghiệp... (yêu cầu rõ hình ảnh, rõ tiếng.)
Điều quan
trọng nhất các bạn đừng quên đó là các bạn nhỏ phải thật thuộc kịch bản thì mới
ghi hình tốt được. Chúng mình có thể tập luyện thật nhiều trước
gương, sẽ rất hiệu quả đấy!!!
¶ Lưu ý:
Bạn nhỏ nhớ nhé! Trong bài dự thi nói tròn vành, rõ chữ, hạn chế các lỗi về giọng
nói như: nói ngọng, nói lắp, nói nhanh, nói mất tiếng…
Bước
4: Gửi Clip ghi hình
ü Gửi phiếu đăng ký:
Phụ huynh điền phiếu đăng ký tại đây: http://tempuri.org/tempuri.html
ü Gửi 3 – 5 bức ảnh cá nhân đẹp
kèm theo
üGửi Clip
ð Phụ huynh gửi thủ tục đăng ký tới BTC YMC talent Online:
F Email: Vietskill.mc@gmail.com
F Fanpage:
Đào tạo MC chuyên nghiệp, MC nhí Vietskill
F Fanpage:
Tìm kiếm tài năng MC nhí – Young MC talent
- Thời gian gửi
clip: Từ ngày 01/01/2018 - tới ngày 25/03/2018.
- Số điểm được
tổng hợp, tính từ cao xuống tương ứng với các giải. Điểm được tính hợp lệ gồm:
+ Bước 1:
like page.
+ Bước 2:
chia sẻ video.
+ Bước 3:
like video, thả tim …
1 like/cảm xúc = 1 điểm
1 share = 3 điểm
¶¶¶ Một số gợi ý chủ đề “Tết
cổ truyền trong em”
1 – Phong tục "Tiễn ông Công công
Táo về trời" (23 tháng chạp)
Ông Táo
(Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông là vị
thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn
cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy tục cúng
ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ
"thần Bếp" chuyên cai quản việc bếp núc trong văn hóa người Việt.
2 Những công việc chuẩn bị cho ngày Tết
Dọn dẹp nhà cửa
Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa là để chuẩn bị “tiễn năm cũ,
đón năm mới”. Trong những ngày này, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi
rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày tết, các
vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng cho nhà cửa trông mới
mẻ hơn.
Đi chợ tết
Người xưa đi chợ Tết chủ yếu là để mua lá dong, mua thịt, mua hành
gói bánh chưng. Người Việt còn có thú chơi hoa và bày mâm ngũ quả ngày Tết.
Các loài hoa ưa chuộng không thể thiếu ngày Tết đó là hoa đào, hoa
mai, hoa hải đường, lay ơn, thược dược,… Mâm ngũ quả thì tùy thuộc vào vùng
miền mà có các loại quả khác nhau. Tất cả đều mang ý nghĩa: vạn sự như ý, an
khang thịnh vượng, phúc lộc tràn đầy,…
Thăm mộ tổ tiên
Trước Tết, con cháu trong gia tộc sẽ tranh thủ tề tựu đông đủ, cùng
nhau đi thăm và quét dọn mồ mả tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn,
hoa quả để cúng, mời tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại
những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến.
Gói bánh chưng, bánh tét
Về ẩm thực ngày Tết thì không thể không nhắc đến bánh chưng. Vào
khoảng 28 – 29 Tết, các gia đình thường tụ tập gói bánh chưng, bánh tét làm quà
biếu Tết hoặc để thưởng thức trong gia đình. Phải là người có bàn tay vô cùng
khéo léo mới có thể gói bánh thật đẹp và thật chặt, nếu không bánh sẽ nứt và
thấm nước dẫn đến bánh sẽ không được ngon.
3. Phong tục tập quán và sinh hoạt ngày Tết
Lễ cúng giao thừa
Người Việt Nam làm lễ cúng giao thừa vì niềm tin rằng: Năm bắt
đầu, ắt phải có kết thúc. Ý nghĩa của buổi lễ đó là: bỏ hết đi những ân oán năm
cũ, nghinh đón năm mới đến với tài lộc và những điều tốt đẹp.
Hái lộc
Sau khi cúng giao thừa, người dân Việt Nam sẽ chọn giờ tốt để xuất
hành và đi hái lộc, với mong ước một năm mới luôn may mắn và viên mãn, rước lộc
về nhà.
Đi lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà đó còn là thời
gian để mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu
sinh, mong tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ.
Xin chữ đầu năm
Xin chữ đầu năm trong những ngày Tết cổ truyền đã trở thành
một nét đẹp truyền thống của người Việt, mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện
sự trọng tri thức, trọng chữ nghĩa, đồng thời cũng xin chữ lấy may mắn, cầu một
năm phúc, lộc đầy nhà.
Xông đất
Ông cha ta quan niệm rằng, người xông đất sẽ quyết định cả
một năm vui vẻ, phát đạt hay không may mắn của mình. Vì thế, họ thường mời
những người có vận may, có tuổi hợp với chủ nhà đến xông đất với hi vọng may
mắn sẽ luôn tràn ngập khắp nhà.
Chúc Tết
Có thể nói, chúc tết là nét văn hóa vô cùng độc đáo và không thể
thiếu trong ngày Tết. Khi đi chúc tết, ai nấy đều mặc đồ đẹp, thường là chọn
màu đỏ mang ý nghĩa may mắn, và mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ.
Lì xì – “Phong bao nhỏ - ý nghĩa lớn
Ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em với mong
ước các em vui vẻ, hạnh phúc và chăm ngoan học giỏi. Phong bao lì xì màu đỏ
cũng tượng trưng cho sự may mắn, phúc lộc an khang.
4. Ẩm thực ngày Tết
Bánh truyền
thống: bánh chưng, bánh giầy, bánh tét... Đây là các loại bánh đặc trưng cho phong tục ăn
uống ngày Tết ở Việt Nam. Bánh chưng và bánh giầy còn được gắn với các sự tích
cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt.
Ngoài ra còn có mứt Tết và các
loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách. Mứt có rất nhiều
loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me...
5. Lễ hội Tết
Các lễ hội truyền
thống như thi đấu cờ người; đua thuyền, đấu vật, đánh còn, múa lân, múa rồng, thi thả chim bồ
câu... tùy theo bản sắc văn hóa của mình, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội
ngày tết với những phần "lễ" và phần "hội" chứa đựng những
nét văn hóa khác nhau rất phong phú.
Trên đây là một số chủ đề gợi ý, các bạn nhỏ có thể tham khảo thêm những nếp sinh hoạt, trò chơi dân gian, các lễ hội ngày Tết... để bài dự thi của mình có nội dung phong phú hơn. Bài dự thi đề cao tính sáng tạo, độc đáo trong ý tưởng, nội
dung, lối dẫn ... Vietskill chúc
các bạn nhỏ có những bài thi thật nổi bật và giành được những phần quà xứng
đáng nhé!
Mọi thông tin chi tiết
vui lòng liên hệ:
((( Hotline: 0984 888 884 - 0246 296 6981 - 0912 354 699