Vượt hơn 200km tới Hà Nội mỗi ngày để tham gia
khóa đào tạo kỹ năng dành đội ngũ giáo viên nguồn của trường Tiểu học Hạ Long -
Tp Quảng Ninh tại Vietskill, những gương mặt thầy cô giáo trẻ với quyết tâm cao
hứa hẹn sẽ tạo nên những giá trị mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát
triển kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho nhiều thế hệ học viên tại Quảng Ninh.
Trọng tâm về phương pháp tạo dựng mô hình đào
tạo Kỹ năng sống hiệu quả chính là yếu tố giọng nói. Do vậy, giáo viên phải tập
trung rèn luyện, điều chỉnh về giọng nói theo các yếu tốc độ nói, ngắt nghỉ khi
nói, sự truyền cảm … Từng học viên được thử sức qua những bài giảng demo, những
phần thực hành luyện nói bài bản.
Hầu hết các học viên đến từ Quảng Ninh nên những lỗi về
giọng địa phương khá đặc trưng, nhất là sự nhầm lẫn giữa “L và N”. Chính vì vậy,
giảng viên Thanh Mai rất chú trọng trong việc sửa lỗi về giọng nói cho tất cả mọi
người. Từng người lên thực hành tập đọc một đoạn văn, một mẩu chuyện ngắn để nắm
được những kĩ năng cơ bản về giọng nói và cách sửa.
HV Thanh Huyền (áo xanh): Giọng nói mảnh, tông giọng chưa tốt, ngọng L - N. Có sự thay đổi về giọng thông qua quá trình luyện tập. Khả năng thuyết
trình đạt.
HV Bích Nhung (váy đỏ): Có chất giọng tốt nhưng phong độ
không ổn định, giọng giảm dần theo tiến trình bài giảng. Tông giọng,
tốc độ cần điều chỉnh.
HV Thành Thu được đánh giá là có giọng nói tốt nhất, mang âm điệu, có tố chất trở
thành MC
Sử dụng phương pháp giảng dạy khoa học, linh
hoạt, hợp lý là sự thành công của một giảng viên kỹ năng sống. Giảng viên, Ths.
Văn Thanh với nhiều kinh nghiệm đào tạo giáo viên kỹ năng sống đã truyền đạt
cho lớp những phương pháp đặc biệt để mang đến một lớp học tốt nhất.
Dạy kỹ năng sống không phải chỉ có lý thuyết
suông mà lồng ghép vào đó là những hình ảnh trực quan, tạo được cảm hứng, giúp
học viên nhìn nhận được những giá trị, những bài học chân thực nhất.
Xây dựng bài giảng theo lứa tuối, đối tượng học
viên mà các bài giảng phải có sự thay đổi hợp lý, phù hợp. Nếu như đối tượng là
trẻ mầm non, bài giảng phải lồng ghép nhiều hình ảnh sinh động, âm nhạc bắt
tai. Còn nếu đối tượng là học sinh trung học thì phần lý thuyết sẽ phải nâng
cao, đòi hỏi sự tư duy, kiến thức phải chuẩn, đắt giá. Phương pháp giảng dạy
bằng powerpoint, bài giảng điện tử là một trong những điều quan trọng để đánh
giá sự thành công của bài giảng.
Có nền tảng là những thầy
cô giáo tin học nên việc xây dựng nội dung bài giảng điện tử
khá thuận lợi của các giảng
viên kĩ năng sống tương lai.
Kỹ thuật hình
thể trong giảng dạy kỹ năng sống, kỹ năng giải phóng cơ thể, biểu đạt cảm xúc,
các tình huống diễn xuất áp dụng giảng dạy là những nội dung cơ bản mà đạo diễn
Trần Hoàng mang đến lớp kỹ năng sống Quảng Ninh. Làm thế nào để thay đổi được
biểu cảm khuôn mặt phù hợp với nội dung giảng dạy, đóng vai, tạo tình huống phù
hợp với bài giảng.
Những bài tập đóng vai, thể hiện cảm xúc được biến tấu linh
hoạt
Biểu cảm khuôn mặt, giọng điệu, tác phong
được biến đổi sau từng tiểu phẩm, từng bài tập
Sát hạch chuyên môn giảng dạy của học viên là
phần cuối cùng của khóa học. Mỗi học viên tự gây dựng một bài giảng (word,
powerpoint) và đứng giảng trước lớp giống như một buổi giảng thực tế. Học viên
phải áp dụng, phát huy những kỹ năng mình đã tiếp nhận được qua các buổi
học. Dựa trên đó, giảng viên – Ths. Thanh Mai và giảng viên Tráng Thúy có những
đánh giá chân thực, đúng nhất dành cho học viên. Qua đó, học viên sẽ biết
được mình có điểm mạnh, điểm yếu gì và cần trau dồi thêm kiến thức cũng như
những cần phát huy ưu điểm như thế nào.
HV Thanh Huyền: Có tác phong sư phạm vững. Tự tin,
chủ động tương tác với học sinh. Thần thái, tác phong đĩnh đạc, quyết định sự
nghiêm túc của học viên.
HV Hải Ninh: Duyên dáng, tác phong sư phạm tốt. Tương tác vui nhộn, thân thiện, tạo
được không khí cho lớp học. Cách vào đề tốt, sử dụng các phương pháp giảng dạy
hợp lý.
HV Thu Hằng: Mặt hiền, thân thiện. Bài giảng tâm huyết, có sự đầu tư. Tự tin, chủ động
trong việc đặt câu hỏi cho học viên. Clip đưa vào bài tốt. Tiết tấu bài giảng
chậm. Pháp vấn nhiều nên lớp hơi trầm. Cần có kĩ năng hoạt náo vào bài giảng, đặt
câu hỏi nhưng phải giao lưu cùng học viên.
HV Thành Thu, Trường Xuân: Khả năng ghi nhớ bài tốt, dễ mến, tạo được thiện cảm đối với học viên.
Tuy nhiên cần có sự hài hước, lồng ghép các kĩ năng hoạt náo, sự vui vẻ vào nội
dung bài giảng.
Với khoảng thời gian gấp rút, khối lượng kiến
thức khá nặng nhưng với tình thần hăng say cộng thêm niềm đam mê vốn có, những
học viên kỹ năng sống tại Quảng Ninh đã hoàn thành khóa học xuất sắc, thu được
nhiều vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm giảng dạy từ những giảng viên chuyên
nghiệp.
Chúc cho các học viên lớp tập huấn kỹ năng sống
Quảng Ninh sẽ có một khởi đầu mới thành công với con đường và những định hướng
đã đặt ra.
Ngọc Phượng