Cách lên ý tưởng, hình thành một kịch bản không hề khó nếu chúng ta biết cách gợi mở nhân vật, nội dung chuẩn bị có sự phù hợp, biết cách sử dụng đài từ, ngôn ngữ hợp lý là một trong những yếu tố cần thiết để trở thành một phóng viên, biên tập viên tương lai, hay chỉ là một người nói hay, sắc sảo.
Giảng
viên - BTV Thanh Hoa (Chào buổi sáng, Cuộc sống thường ngày - VTV1 ĐTHVN) đảm
nhận bộ môn Kỹ năng biên tập nội dung tại Vietskill đã chia sẻ những kinh nghiệm
quý giá về công việc truyền hình, cách xây dựng kịch bản, lên ý tưởng sản xuất các chương trình trên sóng VTV. Qua đó, truyền tải đến học viên những bài học, những kiến
thức mà chị đã áp dụng vào công việc trong suốt hơn 10 năm làm nghề
truyền hình.
Vậy
thế nào để trở thành một biên tập viên giỏi? Lớp MC 109 đã có màn tranh luận hết
sức sôi nổi, hào hứng bằng cách tương tác với giảng viên nói lên những suy nghĩ
riêng của bản thân theo ý hiểu của mình. Để biên tập,
chuẩn bị một nội dung kịch bản tốt thì cần có những yêu tố gì và làm thế nào để
lên một ý tưởng, nội dung không bị nhàm chán, có tính sáng tạo và mang dấu ấn
cá nhân. Một trong nhũng yếu tố để trở thành một biên tập giỏi là phải có kinh
nghiệm viết lách, cho dù là ít hay nhiều. Cũng giống như việc đọc nhiều, viết
nhiều sẽ giúp bạn có được nền tảng của ngôn ngữ viết và dễ dàng biên tập các mẩu
tin viết - BTV Thanh Hoa chia sẻ:
Sở hữu giọng nói cuốn hút, gương mặt điển trai học viên Anh Tuấn
đã đưa ra những quan điểm của mình về cách khai thác nhân vật, thông tin để dễ
tiếp cận với từng đối tượng, người xem. Từ đó, khi lên ý tưởng kịch bản sẽ phù
hợp và đơn giản hơn
Top 12 Miss Ngoại
Thương 2017 Hạnh Nga thì lại cho rằng hãy tham gia một vài lớp học viết và thử
tay viết ra những cảm xúc của mình về một điều gì đó, có thể viết bất cứ thứ
già mà bạn thích trong nhật ký hay tập tành viết lên trang cá nhân để ở chế độ
riêng tư. Qua đó, bạn có thể tự hình thành được cách sử dụng câu từ phù hợp, kiểm
soát được ngôn ngữ mà bạn viết ra
Bên cạnh đó, Giảng viên
- BTV Thanh Hoa đưa ra một số lưu ý khi dẫn chương trình đối với người làm truyền
hình. Hạn chế nói à, ờ khi dẫn, điểm nhìn, chủ động về ngôn ngữ hình thể không
sử dụng thừa các động tác tay chân và khi nói nội dung phải có sự liên kết chặt
chẽ với nhau. Những yếu tố đó bạn không nên mắc phải mà phải cố gắng điều chỉnh
và hoàn thiện một cách tối ưu nhất có thể
Học viên chủ động phỏng
vấn nhau về một chủ đề bất kỳ tự chọn ( công việc, sở thích, gia đình...).
Thông qua đó mỗi học viên sẽ hình thành những ý tưởng, nội dung để có thể tự
biên tập, xây dựng một kịch bản phù hợp khi khai thác về nhân vật mà mình đang
muốn nói tới
Huyền Trang