Biên tập truyền hình luôn là một khía cạnh thú vị đối
với những ai yêu thích, đam mê với nghề MC. Một người MC giỏi phải biết mình
nói những gì? Biết hình thành những nội dung, sửa đổi nội dung của người khác
sao cho phù hợp với cách nói, cách biểu đạt của mình. Ở nội dung này, giảng viên - MC Bảo An với những phẩm chất giỏi làm nên thành công của loạt chương trình hay của VTV6 ĐTHVN sẽ mang tới buổi học thật sự chất lượng. Và với MC Bảo An, thông điệp ở môn học này rất rõ ràng: “Phải luôn tin vào những gì mình nói thì mới có thể tự tin được”.
Khung cụ thể: Mở
đầu hay, diễn biến chương trình phải theo một trình tự và kết thúc hợp lý. Thực hành trực tiếp: học viên lên ý tưởng, tự chuẩn bị nội dung và nói trước lớp, dưới sự hướng dẫn cụ thể của giảng viên, mỗi bạn đã đạt được sự tiến bộ khá tốt và hiểu được căn bản nhất những việc cần làm.
Khác với phần mở đầu có một chút gợi mở, một chút gây tò mò tạo cảm hứng, giới thiệu về chương trình mà mình dẫn thì đến với phần hình thành kịch bản hoàn chỉnh đòi hỏi học viên phải có sự tập trung cao độ, hình thành, phân chia nội dung thật phù hợp. Giảng viên Bảo An đã tìm thấy một số gương mặt triển vọng, có nét riêng nổi bật: HV Hải Anh, HV Thanh Hiền, HV Thu Hà, ...
Đặc biệt, bí quyết tương tác về ánh nhìn độc đáo: Hãy bao quát hết tất cả khán giả bằng cách tương tác ánh nhìn theo hình chữ cái: chữ M, chữ I, chữ U, ... .
“Teamwork” (làm việc nhóm) cũng được xem là một kỹ
năng cần thiết đối với tất cả mọi người. Chia thành hai nhóm, các học viên lớp
MC 98 bắt tay với chương trình riêng của mình. Cùng làm về nội dung các chương
trình mang tính xã hội, cả hai nhóm đã hoàn thành phần thực hành với sự nỗ lực,
cố gắng nhất của mình. Tinh thần đồng đội, sự phân chia vai, nội dung nói rõ
ràng giúp cho hai phần thực hành dành được nhiều lời khen từ giảng viên Bảo An.
Nhóm 1: (Thanh Hiền, Phương Thảo, Vi Hà, Nguyễn Nga, Văn Học,
Hoàng Yến) chương trình “Ảnh hưởng của điện thoại di động đến đời sống hiện
nay”. Nhóm phân chia vai khá tốt nhưng khả năng truyền đạt còn "thiếu lửa", cần sự mềm mại và tinh tế hơn.
Nhóm 2:
(Lan Anh, Hải Anh, Thu Hà, Đình Nam, Đào Thảo, Diệu Linh) thực hành viết kịch bản,
thực hành phân chia vai, diễn – dẫn
chương trình “Sức khỏe và đời sống”
Nhận xét học
viên
1.
Hải
Anh: Tươi, có sự quyến rũ khi đứng dẫn. Giọng
có điểm nhấn nhưng cần chú ý đến tiết tấu. Hành động vô thức: rung người khi dẫn.
Thực hành nhóm tốt, tròn vai, rất tự nhiên.
2.
Thanh
Hiền: Kịch bản chỉn chu, giọng hay, hợp với kịch
bản hành chính. Tuy nhiên giọng còn đều, chưa có điểm nhấn. Phần chào đầu bị phụ
thuộc vào văn bản.
3.
Vi
Hà: giọng vẫn bị phương ngữ, run khi nói.
Thực hành nhóm khá ổn, có nhiều tiến bộ.
4.
Đình
Nam: Kịch bản nói khá tốt, có nhiều tiến bộ
về giọng nói. Vẫn còn ngọng l-n, nói lắp nhưng tiến bộ nhiều. Tinh thần học hỏi
tốt.
5.
Phương
Thảo: Tự tin, mạnh dạn hơn những buổi học trước.
Thực hành nói còn hơi run nhưng đã có nhiều thay đổi.
6.
Đào
Thảo: Giọng khỏe nhưng cần phải biết chia giọng
theo từng trường hợp khác nhau, kịch bản chặt chẽ. Hành động vô thức: vuốt tóc.
Thực hành nhóm: vai khán giả tròn vai, diễn như thật.
7.
Văn
Học: Kịch bản “lễ kỉ niệm”. Giọng vẫn còn ngọng
l-n, à ừm hơi nhiều. Hành động vô thức: tay đung đưa, vân vê.
8.
Nguyễn
Nga: Run nên hơi quên kịch bản, ngắt nghỉ
không đúng chỗ. Kịch bản hướng về dung có sự am hiểu.
9.
Lan
Anh: Giọng tốt. Tác phong: hay bị đung đưa
người. Cầm kịch bản bị sát vào người.
10.
Hoàng Yến:
Khẩu hình miệng chưa tốt, âm thoát ra chưa hết. Cầm kịch bản nên cầm 1 tay,
gương mặt còn căng thẳng.
11.
Diệu
Linh: Giọng ổn, ngắt nghỉ cần đúng chỗ hơn. Thực hành nhóm tốt, tròn vai.
12.
Thu Hà:
Nội dung trong kịch bản bị lặp. Giống phần đọc off, hơi cứng nhắc. Hơi “à, ừm”,
còn run một chút. Thực hành nhóm lúc đầu còn vấp nhưng sau đó đã tự nhiên hơn,
thật hơn với chương trình.
Ngọc
Phượng