Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

6 TUYỆT CHIÊU SỞ HỮU GIỌNG NÓI THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ

Ngày đăng: 20/02/2024 (Lượt xem: 231)
Nghiên cứu chỉ ra rằng 36% thông điệp trong bài thuyết trình được truyền tải hiệu quả thông qua giọng nói. Giọng nói là yếu tố đầu tiên quyết định thành công của người thuyết trình và cảm nhận đầu tiên của người nghe chính là lúc bạn cất tiếng nói. Hãy để Vietskill bật mí cho bạn những tuyệt chiêu để sở hữu tiếng nói hay.

1. Rèn luyện âm vực

Tiếng nói của con người có 3 cung bậc Cao – Trung – Trầm. Người thuyết trình thường dùng giọng Trung những lúc giải thích hoặc ít sôi nổi

Giọng Cao để thể hiện những lúc tò mò, nhiệt huyết và ham muốn. Giọng Trầm để thể hiện những lúc sâu xa, gợi ý.

Không có gì khiến khán giả chán nản khi cả buổi thuyết trình chỉ nghe một giọng


 âm vực.jpg



2. Điều chỉnh tư thế

Điều chỉnh tư thế giúp điều hòa hơi thở và cường độ âm lượng tốt hơn

Hãy đứng thằng lưng, hai vai đẩy ra phía sau và cằm hơi nâng về phía trước

Đứng cân bằng cơ thể và hông hơi nghiêng nhẹ 450  về bên trái hoặc phải

Nâng và thả lỏng vai để thư giãn nhẹ nhàng. Nới lỏng cơ hàm để thư giãn cổ họng, thả lỏng cơ vai và cổ để làm tăng tính cộng hưởng của âm thanh.


 tư thế.jpg



3. Điều phối hơi thở

Điều này giúp tăng tính cộng hưởng cho giọng nói. Những cố gắng “gằn giọng” để tạo tiếng vang âm vực sẽ khiến giọng nói của bạn trở nên căng thằng.

Kỹ thuật quan trọng đầu tiên là thở bụng. Thở bụng giúp người thuyết trình giữ được sức khỏe, giọng nói vang xa. Âm lượng đủ lớn, có sức lực, hơn nữa nó còn giúp cải thiện sức khỏe.


 điều p



4. Nuôi dưỡng giọng nói

Việc ăn quá muộn hoặc ăn những thức ăn quá giàu năng lượng sẽ gây ra tình trạng niêm mạc tiêu hóa và điều này ảnh hưởng đến giọng nói của bạn.

Không nên dùng cafe và socola, chúng sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mất nước. Nước chanh ấm sẽ giúp bạn “bôi trơn” cổ họng một cách hiệu quả.


 giọng nói.jpg


5. Nhấn mạnh nhịp điệu

Nhịp điệu luôn là tốc độ lời nói. Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/ phút trong khi khả năng nghe lại cao gấp 3 lần (Theo Wiki)

Hãy duy trì sự chú ý của thính giả và nhấn mạnh vào những ý chính bằng cách tăng tốc độ giọng nói.

Khuyến khích thính giả đồng ý hoặc chấp nhận quan điểm của bạn bằng cách tăng tốc độ.

Nói chậm lại khi muốn nhấn mạnhh tới mức độ, sự quan tâm hoặc hỏi ý kiến thính giả về một vấn đề nào đó.



 nhịp điệu.jpg



6. Nhấn mạnh ngữ điệu

Sử dụng âm điệu thấp để nhấn mạnh vào mức độ, sự quan tâm hay khi mình tỏ ra là mình trầm ngâm, suy nghĩ.

Di chuyển ngữ điệu từ thấp đến cao để dẫn dắt suy nghĩ của thính giả

Vào cuối mỗi câu hỏi bạn nên lên giọng và xuống giọng ở những câu kết thúc

Đôi khi một khoảng lặng có thể vừa thu hút sự tập trung của thính giả vừa có thời gian cho bạn uống một ngụm nước nhỏ.



 ngữ điệu.jpg


Vietskill mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có tiếng nói chuẩn và hay để phần thuyết trình trở nên lôi cuốn và hấp dẫn.