Ai cũng từng có những nỗi
sợ hãi
Tuổi thơ hay hiện tại
Con sợ điểm kém, con bị đổ
vạ ăn cắp tiền của mẹ, bị bạn đánh, bị bạn bè nghi kị… con sợ gián, sợ ma, sợ
chuột….!
Vượt qua rào cản của bản
thân trong đường đời phải có Chánh niệm, ý chí hoặc sự chỉ dẫn của mẹ cha, thầy
cô, người đi trước.
Buổi chia sẻ của cô Mai ở
Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc với niềm yêu các con, mong giúp 1 phần nhỏ tấm
lòng trao đi yêu thương, nhận lại giá trị sống tốt đẹp cho các con.
Hơn 200 học trò nhỏ các
con háo hức, chăm ngoan luyện rèn cùng các sư thầy, cô bác anh chị Phật tử.
Dưới đây là một số kỹ
năng ứng phó tập trung vào cảm
xúc dành cho trẻ:
Gọi tên cảm xúc
Chỉ cần nói ra rằng: “Con
đang điên lắm” hay “Con cảm thấy căng thẳng” cũng có thể giúp hạ nhiệt một cảm xúc khiến con khó chịu.
Hướng dẫn con ngôn ngữ cần thiết để mô tả cảm xúc.
Bài tập hít thở
Vài hơi hít thở thật sâu,
thật chậm là cách để trẻ thả lỏng tâm trí và cơ thể. Bạn hãy hướng dẫn trẻ tập thở như sau:
hít vào thật sâu qua mũi
thở ra từ từ qua miệng
như thể con đang thổi bong bóng vậy.
Một cách khác là dạy con
“ngửi mùi pizza”. Con sẽ:
hít vào qua mũi như thể
đang hít hà mùi thơm của chiếc bánh pizza
thở ra qua miệng bằng
cách thổi luồng hơi thật mạnh và từ từ để giúp pizza nguội tới độ vừa ăn.
Khích lệ trẻ tập hít thở
nhiều lần sẽ giúp con cảm thấy khá hơn
Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện là cách tuyệt vời
để trẻ xả bớt năng lượng dư thừa khi căng thẳng. Nhờ đó, trẻ được lên dây cót tinh thần mỗi lần cảm thấy “tụt dốc” tâm trạng.
Các bài tập rèn sức mạnh
(nâng tạ chẳng hạn) và thể dục nhịp điệu (chạy) là lựa chọn phù hợp. Chúng góp
phần giúp trẻ điều hoà và cân bằng cảm xúc hơn.
Xem một video hài hước
Tiếng cười là cách giải
toả nhẹ nhàng cho những vấn đề đau đầu mà trẻ phải đối mặt. Xem một video hài hước sẽ làm cho con cảm thấy khá hơn rất nhiều.
Tự nhủ tích cực về bản thân
Khi trẻ buồn, trẻ có thể
tự nói với mình những điều tiêu cực.
Đó là “Mình sẽ tự bôi nhọ mình thôi” hay “Chẳng có bạn nào muốn nói chuyện với mình”.
Hãy dạy con cách nói những
điều tốt đẹp về bản thân. Bạn có thể hỏi con: “Nếu một người bạn của con gặp vấn đề, con sẽ nói gì để an ủi bạn?”. Từ đó, khích lệ con nói những điều tử tế ấy với chính mình.
Thực hiện hoạt động giúp con lấy lại
tinh thần
Cùng con lên danh sách những
thứ con thích làm khi vui vẻ. Ví dụ: nhảy múa, ca hát, đá bóng, kể truyện cười… Đó chính là những thứ giúp con lấy lại tinh thần.
Sau đó, nếu con buồn,
chán, hãy khích lệ con làm những việc trên để cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
Sáng tạo bộ dụng cụ giúp bình tâm
Cho vào một chiếc hộp những
vật liên quan tới các giác quan của con. Ví dụ, một quả bóng để bóp khi con cảm thấy stress; một lọ kem dưỡng toả ra mùi hương con thích, một bức ảnh con mê… Đề nghị con đặt vào hộp những thứ có thể giúp con cảm nhận sự bình an trong tim.
Đó có thể là một cuốn sách
tô màu hay những chiếc bút sáp.
Khi con rơi vào tình huống
căng thẳng, giận dữ…, đề nghị con lấy hộp dụng cụ ra. Việc này cho phép con chịu
trách nhiệm về việc “nhấn van xả cảm
xúc” cho mình bằng những dụng cụ hỗ trợ sẵn có.
Chúc các con hướng thiện
và luôn gieo tâm từ bi!