Chuẩn
bị hành trang cho con ngày đầu đến lớp, nhất là với trẻ lớp 1, nhiều bậc phụ
huynh đã rất kỹ lưỡng với đồ dùng học tập, tâm lý đến lớp, thậm chí cả luyện đọc,
luyện viết... Tuy nhiên, có một thực tế mà phụ huynh ít để ý, đó là ngày càng
có nhiều trẻ vào lớp 1 vẫn đang nói ngọng.
Nói
ngọng có thể trở thành rào cản trên con đường học tập của con, nếu phụ huynh
không sớm cho con tiếp cận với các biện pháp can thiệp ngôn ngữ.
Tầm
quan trọng của việc chữa nói ngọng
Với
kinh nghiệm nhiều năm trong nghề rèn luyện, chữa nói ngọng cho học sinh, ThS. Tráng
Thị Thúy - Phó trưởng bộ môn phụ trách Ngành Quản lý Văn hóa, hiện đang là
Nghiên cứu sinh ngành Văn hóa học Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương,
cho rằng: Cần đặt đúng tầm quan trọng của việc chữa nói ngọng với trẻ.
“Có
một thực tế là hiện nay rất nhiều trẻ bị ngọng. Hè năm nay, bản thân tôi không
có nghỉ hè vì lịch dạy chữa ngọng cho các bé kịp vào năm học mới bị kín thời
gian”, ThS. Tráng Thúy chia sẻ.
Theo
ThS. Tráng Thúy, nói ngọng có hai loại, là ngọng bệnh lý và ngọng sinh lý. Ngọng bệnh
lý là ngọng do dị tật một cơ quan phát âm nào đó, cần phải can thiệp về mặt y
khoa, còn ngọng sinh lý là ngọng do đặt sai cơ quan phát âm khi nói.
Nguyên
nhân của việc trẻ bị ngọng:
Thứ
nhất là do địa phương, gia đình, bạn bè và xung quanh trẻ có người bị ngọng.
Thứ
hai, hiện nay có quá nhiều các thiết bị thông minh cho trẻ tiếp xúc từ rất
sớm nên việc giao tiếp, trao đổi giữa trẻ và mọi người xung quanh bị hạn chế, dẫn
đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
“Trong
quá trình trưởng thành của con, thấy con nói ngọng, ban đầu bố mẹ sẽ thấy có
chút gì “yêu yêu” kiểu trẻ thơ. Nhưng trong quá trình chữa ngọng gần 10 năm
nay, tôi đã gặp rất nhiều trường hợp trẻ bị ngọng ảnh hưởng lớn đến quá trình học
tập, giao tiếp. Nói ngọng khiến bé tự ti ngại hỏi bài thầy cô, ngại giao tiếp với
bạn bè, hầu hết các môn học đều ảnh hưởng, nhất môn tiếng Việt”, cô Thúy nói.
Việc
sửa ngọng cho trẻ rất quan trọng, thậm chí quan trọng nhất và cần phải làm đầu
tiên trước khi trẻ bắt đầu học các môn học khác. Bởi khi trẻ bị ngọng, nói
không rõ ràng thì mọi người xung quanh sẽ không hiểu trẻ nói gì và ngược lại.
"Việc sửa ngọng càng sớm càng tốt và độ tuổi để sửa hiệu quả nhất với trẻ
là từ 4 tuổi đến 6 tuổi", ThS. Tráng Thúy cho biết.
ThS. Tráng Thúy cho rằng: Chữa ngọng không có một giáo án cố định nào vì mỗi một đứa trẻ sẽ
có mức ngọng khác nhau. Giáo viên can thiệp phải là người rất hiểu trẻ, từ đó sẽ
có cách dạy khác nhau với mỗi một trường hợp.
Với
trường hợp ngọng trung bình thì chỉ cần một khóa 10 buổi là các con có thể khắc
phục được các lỗi phát âm, còn đối với những trẻ ngọng nặng hoặc rối loạn ngôn
ngữ thì quá trình học có thể kéo dài hơn, 2 hoặc 3 khóa.
Theo
chuyên gia chữa ngọng Tráng Thúy, có một lưu ý mà rất ít phụ huynh nhận ra, khi
trong gia đình có bố mẹ nói ngọng thì không sửa được cho con cũng như không
phân biệt về phát âm đúng/sai giúp con được.
"Đa
số những trường hợp như thế, giáo viên đều khuyên bố mẹ cũng phải học luôn cùng
trẻ, bởi sau nếu có sửa cho con xong, bố mẹ vẫn ngọng thì con vẫn bị ảnh hưởng
và ngọng lại", ThS. Tráng Thúy cho biết.
" Hiện
nay, chính các cô giáo tại trường cũng rất vất vả khi dạy ở lớp mà có trẻ bị ngọng,
điều đó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ bài học cũng như chất lượng của lớp học. Vì thế,
các bậc phụ huynh hãy thường xuyên nói chuyện, tương tác với trẻ nhiều hơn để
hiểu về con mình cũng như sớm phát hiện ra lỗi ngọng để sửa kịp thời.
Đồng
thời, phụ huynh cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử, máy
tính, điện thoại. Những thiết bị này ảnh hưởng không nhỏ đến ngôn ngữ và cảm
xúc của con" - ThS. Tráng Thị Thúy - Chuyên gia chữa ngọng.
Nguồn: Tạp chí Trẻ em Việt Nam