Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
“Minh oan” cho thắng lưỡi

“Minh oan” cho thắng lưỡi

Ngày đăng: 27/09/2021 (Lượt xem: 516)
Có khá nhiều phụ huynh thắc mắc và hỏi về vấn đề trẻ bị DÍNH THẮNG LƯỠI có ảnh hưởng đến việc trẻ nói ngọng sau này không. Bài viết của CV Âm ngữ trị liệu Lê Thị Thanh Xuân sẽ giúp các thầy cô cũng như phụ huynh có cái nhìn chính xác hơn

Chuyện CÁI THẮNG LƯỠI và NÓI NGỌNG (rối loạn âm lời nói- SSD)

Lướt Facebook mà cứ đọc các tin tức CẮT THẮNG/ PHANH LƯỠI để chữa rối loạn âm lời nói/ ngọng, đặc biệt đối với trẻ VIP mà BUỒN quá quý phụ huynh và các bạn ạ.

Thắng lưỡi chỉ CẮT khi và chỉ khi TRẺ SƠ SINH không bú được, thường thì vài ngày tuổi.

Đối với trẻ lớn hơn thường là 3-4 tuổi, nếu các cháu không nói rõ các âm /t, d (đ), th, n, s (x), l/ là những phụ âm đầu lưỡi-lợi, thì mới nghĩ đến cắt thắng lưỡi. Vì trẻ không chạm được đầu lưỡi vào lợi của hàm răng trên do thắng lưỡi kéo giật đầu lưỡi xuống nên trẻ cấu âm (articulation) sai.
 



Phụ huynh và các bạn có bao giờ thấy một đứa trẻ không chạm được đầu lưỡi vào hàm răng trên hoặc lợi ở mặt trong của hàm răng trên do bị thắng lưỡi kéo xuống không?

Những phụ âm đầu hoặc phụ âm cuối còn lại nếu trẻ ngọng thì nguyên nhân không phải do thắng lưỡi mà do các nguyên nhân khác hoặc không tìm ra nguyên nhân.

Nếu trẻ nói không rõ nguyên âm và bán âm cuối thì KHÔNG BAO GIỜ là do thắng lưỡi vì thắng lưỡi không ảnh hưởng gì đến sự biến dạng hay thay thế của các nguyên âm.

Trẻ tự kỷ nói không rõ do khiếm khuyết trong não, không phải do thắng lưỡi. Mất điều khiển lời nói chủ ý ở trẻ em (Childhood apraxia of speech- CAS) là một trong những vấn đề trẻ tự kỷ mắc phải, do đó làm cho trẻ nói không rõ và rất khó khăn.

1 triệu trẻ dính thắng lưỡi thì chỉ có 1 trẻ có chỉ định cắt thắng lưỡi thôi.
 


Quý phụ huynh và các bạn sau khi đọc bài viết này thì hy vọng thắng lưỡi được MINH OAN trong vấn đề ngọng/ nói không rõ, chậm nói (late talker), chậm phát triển ngôn ngữ (language delay) và rối loạn ngôn ngữ (language disorder)

 

Nguồn: Lê Thị Thanh Xuân