Đừng biến bản thân trở thành “chiếc loa phát ra âm thanh”
Người dẫn chương trình phải là người biết chọn lọc, biến văn bản chữ khô khan thành nội dung âm thanh lôi cuốn người nghe. Kịch bản dẫn sẽ ở nhiều lĩnh vực khác nhau và tùy vào mỗi kịch bản, người dẫn chương trình sẽ có biểu cảm giọng nói khác nhau: Bản tin chính trị - thể hiện sự nghiêm túc, tuyệt đối chính xác, bản tin du lịch – tạo cảm xúc hào hứng, thôi thúc người xem trải nghiệm,...
“Nói dài nói dai nói dại” việc lan man hoặc lặp đi lặp lại một vấn đề sẽ khiến bạn thiếu chuyên nghiệp, thậm chí có những phát ngôn thiếu kiểm soát, ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân, công việc của bạn.
Giọng nói MC
“Nhất thanh – nhì sắc” đây được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu của người dẫn chương trình, mỗi MC sẽ có chất giọng khác nhau nhưng điều đương nhiên bạn phải làm là không nói ngọng, phát âm tròn vành rõ chữ, trôi chảy...
Bạn sẽ không thể trở thành “người cầm mic” với cách đọc kịch bản đều đều từ đầu đến cuối, ngắt nghỉ, nhấn nhá, truyền cảm, làm quen với các thiết bị trong trường quay,...tất cả những việc này bạn cần luyện tập hàng ngày.
Biên tập kịch bản và thực hành dẫn trước giờ G
Việc bạn không chuẩn bị gì là chuẩn bị cho sự thất bại, dù bạn đã có kinh nghiệm đi dẫn nhưng mỗi kịch bản đều sẽ có thiếu xót, đặc biệt các tên riêng, tên chuyên ngành, ngoại ngữ, là những điều bạn cần lưu ý để tránh phát âm sai.
Biên tập kịch bản theo văn phong và lối diễn đạt tự nhiên, logic, nếu có thể sẽ là những nhấn nhá tạo đặc trưng riêng sẽ giúp bạn ghi dấu ấn trước khán giả.
Kỹ năng phỏng vấn và xử lý tình huống
Đối với các chương trình giải trí, MC sẽ là người kết nối người chơi với BGK và khán giả, bạn cần khéo léo dẫn dắt, không cứng nhắc phụ thuộc kịch bản, làm mất không khí vui tươi của một gameshow.
Tại những chương trình có khách mời tham dự, trực tiếp đối thoại với khách mời là một thử thách với MC, dù không hoặc khách mời đã được chuẩn bị nội dung câu hỏi – câu trả lời trước, nhưng vẫn có nhiều sự cố xảy ra như: khách mời nói quá thời gian, lan man, quên câu trả lời,... người dẫn chương trình cần linh hoạt chuyển câu hỏi, ngắt lời, hoặc đỡ lời...
Lựa chọn trang phục, trang điểm
Khán giả không chỉ nghe mà còn xem, lựa chọn trang phục phù hợp với bạn và với chương trình là yếu tố vô cùng quan trọng, tuy là câu chuyện của ekip phía sau, nhưng chủ động trau chuốt ngoại hình khi lên sóng luôn là việc được chú trọng.
Đối với MC nam, những bộ vest, áo sơ mi, áo phông có cổ,... sẽ là những lựa chọn an toàn và phù hợp.
Đối với MC nữ không chỉ trang phục mà còn nhiều yếu tố đi kèm như make up, phụ kiện, về trang phục: áo dài, trang phục công sở, dạ hội...lớp trang điểm tự nhiên, phụ kiện hoa tai, hoa cài áo, chi tiết hơn nữa là móng tay, kính mắt...người dẫn chương trình cần lưu ý tất cả những điều này.
Trên đây là một số điều cần lưu ý khi bạn muốn trở thành người dẫn chương trình hoặc đứng trước đám đông thuyết trình, phát biểu. Bạn có thể thực hành và tìm hiểu chi tiết hơn tại khóa học MC – Giao tiếp – Thuyết trình cho sinh viên và người đi làm tại Vietskill.
Thông tin liên hệ:
Facebook: Đào tạo MC chuyên nghiệp, MC nhí Vietskill
Hotline: 0984 8888 84 – 0912 354 699 – 0971 188 468
Khánh Huế