Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Câu chuyện mang kỹ năng sống đến trẻ em mắc ‘căn bệnh thế kỷ’ của Giảng viên Khuất Thảo

Câu chuyện mang kỹ năng sống đến trẻ em mắc ‘căn bệnh thế kỷ’ của Giảng viên Khuất Thảo

Ngày đăng: 28/01/2021 (Lượt xem: 643)
Các bạn đã bao giờ tự hỏi lòng tốt xuất phát từ đâu và có từ bao giờ hay chưa? Có những câu chuyện đẹp, những hành động tốt được xảy ra ngay trong một khoảnh khắc không do dự để cứu người, nhưng cũng có những nghĩa cử cao đẹp được nuôi dưỡng, nung nấu từ lâu, và đợi thời điểm thích hợp sẽ nở hoa và lan tỏa.

Cô giáo Khuất Thảo - Giảng viên dạy Chữa ngọng - Kỹ năng sống của Trung tâm Vietskill đã có buổi chia sẻ về câu chuyện mang kỹ năng sống đến với những trẻ em mắc căn bệnh thế kỷ.
 


Chị Khuất Thị Thảo, năm nay đã 31 tuổi, là một cán bộ của Trung tâm Văn hóa Thông tin Thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Là một cán bộ tâm huyết về Văn hóa đã nhiều năm nay, nhưng đây không phải là mơ ước ngày bé của chị, vì chị bảo, mấy ai lớn lên mà vẫn thực hiện được ước mơ ngày bé đâu.

Chị cũng vậy, ngày bé, chị ước mơ trở thành cô giáo. Vì khi bé, chị thấy quê mình nghèo lắm, việc đi học là quý báu vô cùng, nên ước mơ trở thành cô giáo đi dạy học để truyền dạy kiến thức cho trẻ em nghèo chính là nguyện vọng của chị. 

Tuy giờ làm một công việc chính không phải là một cô giáo dạy chữ cho học sinh nhưng những mơ ước và ấp ngủ ngày nào vẫn chẳng nguôi ngoai trong con người này, chính vì thế, năm 2016 chị đã quyết định học thêm nghiệp vụ sư phạm, đăng kí cao học cũng như nhiều chứng chỉ khác để thỏa mãn ước nguyện ngày bé.


Và cũng từ đó, chị bắt đầu có thêm một công việc nữa, giáo viên dạy kỹ năng sống.
 

Mang kỹ năng sống về quê, giảng dạy miễn phí cho trẻ em có những hoàn cảnh đặc biệt vào các dịp hè, chị Thảo chỉ nghĩ đơn giản rằng mình cần phải làm như thế vì đó là trách nhiệm của mình với quê hương.


Thế nhưng chị không biết rằng, việc làm của chị còn ý nghĩa hơn như thế rất nhiều, bởi các em học sinh của cô giáo Khuất Thảo là những học sinh rất đặc biệt, không phải khuyết tật, không phải thiểu năng, mà đó là những đứa trẻ mang trong mình căn bệnh thế kỷ- HIV/AIDS
 



Nói đến đây, chắc hẳn các bạn sẽ có đôi chút băn khoăn, vì có lẽ tiếp xúc với trẻ nhiễm HIV không phải là một điều dễ dàng và ai cũng dám làm. Chị Thảo chia sẻ, với những trẻ em HIV, về trí tuệ và phát triển về mặt sinh học là hoàn toàn bình thường, nhưng trong thâm tâm của các em, vẫn sẽ có sự rụt rè và tự ti về bản thân mình vì các em biết vẫn có rất nhiều người xa lánh các em, vì ngoài kia cũng vẫn có nhiều người thương cảm muốn giúp đỡ các em nhưng lại gần để động viên thì vẫn có những sự e ngại vì có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu.


Và vì thế mà chị lại càng thương học sinh của mình hơn. Có những đơn vị tài trợ, những đơn vị đến để động viên và chia sẻ với các em nhưng vẫn xuất hiện sự dè dặt và ái ngại khi phải tiếp xúc gần, thậm chí chỉ dám đứng từ xa. Chứng kiến những điều đó chị lại càng cảm thấy đau lòng nhiều hơn và cũng lấy điều đó làm động lực lớn lao để giúp các em thực sự trở thành người tử tế và tự tin.


Giảng dạy kỹ năng sống vốn đòi hỏi người dạy phải là một người có phương pháp tốt, phải thấu hiểu học sinh, những với với trẻ nhiễm HIV thì điều đó chưa đủ, theo chị Thảo, phải cần cả cái tâm và đạo đức trong người dạy nữa.


Chẳng vì thế mà chị lúc nào cũng đau đáu một điều phải làm sao để các em nhiễm HIV thực sự hòa nhập với cộng đồng, được mọi người tôn trọng và sống một cuộc đời có ích cho xã hội. Tất cả những trăn trở ấy, có lẽ đều xuất phát từ tình thương mà chẳng thể nói thành lời:  


"Khi mà lần đầu tiên mình tới, cảm xúc của mình là thương, mình thương vô cùng, thương ở trong lòng mà không dám thể hiện ra, vì mình không muốn để lộ rằng mình đang thương các bạn ý khiến các bạn tự ti bởi vì là các bạn ý hoàn toàn bình thường tại sao mình lại phải thương. Mà đây là điều mình lại đang dạy các bạn cần phải tự tin, cho nên là mình lại phải nén lại ở trong lòng".

 

Giảng dạy cho trẻ em HIV là một thử thách rất lớn, không chỉ về kiến thức hay sự tử tế mà đó còn là việc phải đối mặt với nguy hiểm vì nguy cơ nhiễm HIV từ các em là có thể nếu chẳng may có xước xát và va chạm với nhau, mà trẻ nhỏ lại hiếu động nên nguy cơ phơi nhiễm là hoàn toàn có thể xảy ra.


"Nếu nói không sợ thì không đúng, nên mình đã phải tự trang bị cho mình các kiến thức để tự bảo vệ bản thân mình trước và các em cũng đã biết cách để bảo vệ các em và người xung quanh nên mình cũng khá yên tâm. Quan trọng nhất là sau khi kết thúc khóa học đó, mình được nhiều hơn mất, mình được hiểu về các bạn  đó nhiều hơn và giúp ích được cho các bạn để các bạn tự tin hơn, giúp các b ạn hòa nhập cộng đồng. Và mình thấy mình được rất là nhiều".


Tâm sự về những dự định và ấp ủ trong tương lai, chị chỉ nhắc nhắc đi nhắc lại một điều rằng sẽ tiếp tục giảng dạy nếu còn cơ hội và còn sức khỏe. Để các em sẽ không trở thành những gánh nặng của xã hội, để các em thực sự tự tin vào bản thân mình và biết đâu các em sẽ lại là động lực để lan tỏa tới các em nhỏ cũng nhiễm HIV khác trên toàn đất nước này.


Và chỉ như thế chị mới cảm thấy việc làm của mình thực sự có ý nghĩa.


Rõ ràng khởi nguồn của lòng tốt sẽ chẳng có một  khoảng thời gian chính xác nào, cũng không biết thời điểm kết thúc, chỉ biết một điều rằng, lòng tốt sẽ luôn là thứ được lan tỏa và cứ thế nảy nở, nuôi dưỡng những điều tử tế tiếp theo. Biết đâu sẽ lại có những thầy cô giáo trong tương lai từ chính các em nhỏ nhiễm HIV được chị Thảo giúp đỡ, lại tiếp tục sứ mệnh giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt sau này. Đó chẳng phải là sự tử tế nối tiếp tử tế hay sao.


Qua câu chuyện này, ta lại thấy lòng tốt mới thực sự là thứ hiện hữu ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh và không có một hình thù hay mô tuýp nào cả, những điều phi thường lại hoàn toàn bắt đầu từ những điều giản dị.