Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Thất bại - bài học của mọi doanh nhân

Thất bại - bài học của mọi doanh nhân

Ngày đăng: 02/12/2014 (Lượt xem: 1012)
Chúng ta thường tránh những tình huống có thể khiến bản thân gục ngã, nhưng nếu không thất bại, bạn không thể học hỏi. Và nếu không học hỏi, bạn sẽ không thể tiến bộ.

Thomas Eisenmann tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard và hiện là giáo sư Quản trị - Khởi nghiệp tại đây. Ông từng làm việc cho McKinsey và hãng tư vấn Booz Allen Hamilton. Trên LinkedIn, Eisenmann đã chia sẻ quan điểm về thất bại và kỹ năng học hỏi từ thất bại.

Gần đây, tôi và đồng nghiệp Shikhar Ghosh bắt đầu một dự án nghiên cứu về những thất bại khi khởi nghiệp. Tôi đã từng viết về vấn đề lòng tự trọng của doanh nhân có liên quan thế nào đến kết quả việc kinh doanh của họ. Nhưng khi bắt đầu dự án này, tôi mới cảm thấy có động lực để chia sẻ quan điểm cá nhân về việc này.

Hè năm ngoái, tôi có một bài diễn văn trong lễ tốt nghiệp trường cấp ba cũ của mình – trường Padua Franciscan. Tôi đã nói về sự thất bại và những gì chúng ta có thể học hỏi từ nó. Cụ thể như thế này:

Xin chào khóa 2013. Cám ơn vì đã mời tôi đến dự buổi lễ tốt nghiệp của các bạn. Và chúc mừng, các bạn có rất nhiều điều để tự hào! Nhưng tôi không ở đây để ăn mừng những thành tựu của các bạn. Tôi muốn nói về thất bại - và về cách mà bạn có thể thất bại một cách tốt hơn.

Tôi dạy môn khởi nghiệp Đại học Kinh Doanh Harvard. Điều quan trọng nhất chúng tôi nói với sinh viên là 3 trong số 4 dự án khởi nghiệp đều thất bại. Những ước mơ bị dập tắt, rất đau lòng.

Nhưng những nhà kinh doanh tài ba luôn kiên nhẫn. Với họ, những bước lùi này đều đáng quý. Tìm ra điều sai sẽ giúp chúng ta tiến đến gần hơn lời giải cho những điều đúng. Và khi một doanh nhân tìm ra câu trả lời đúng, điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Họ sẽ tạo ra nhiều thứ từ con số 0.

Hãy nghĩ đến Thomas Edison, Henry Ford, Steve Jobs, Oprah Winfrey. Bạn cũng có thể làm như họ, nhưng chỉ khi chấp nhận rủi ro của việc thất bại, và thất bại một cách tốt hơn.

Tôi đã phải mất hàng năm để tìm ra điều này. Tôi hy vọng buổi nói chuyện tối nay sẽ giúp các bạn bắt đầu một hành trình khám phá tương tự.

Tôi bắt đầu học về thất bại từ khi bằng tuổi các bạn. Khi ấy, tôi cũng có não bò sát (reptile brain) như các bạn vậy. Cảm thấy bị xúc phạm à? Đừng nhé. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng So sánh với người lớn, thanh thiếu niên dựa vào amygdala (phần chất xám hình thành cảm xúc trong não) nhiều hơn khi phản ứng với các tác nhân kích thích, cũng như loài bò sát vậy.

Người lớn, ngược lại, thường dùng phần vỏ ngoài của não, cho phép họ suy xét lý tính hơn. Vậy nên, các bạn học sinh à, cho đến khi 20 tuổi, nếu làm việc gì đấy rất ngớ ngẩn, bạn hoàn toàn có thể đổ tội cho amygdala, cho cái não bò sát của các bạn.

Quay trở về câu chuyện của tôi, năm cuối trung học, tôi đã trải qua một sự thất bại khủng khiếp. Tôi là tay bắt bóng cho đội bóng chày của trường. Đừng bị ấn tượng quá. Tôi có thể là người ít được ra sân nhất trong lịch sử trường này. Trong suốt hai phần ba mùa giải, huấn luyện viên đều cho tôi ngồi dự bị.

Ông ấy chẳng bao giờ cho tôi biết lý do. Các bạn có thể đoán là ông ấy đang nghĩ đến mùa giải sau và ông muốn các đồng đội của tôi tập luyện nhiều hơn nữa. Nhưng khi đó, vì sự giận dữ mù quáng, tôi không thể nhìn thấy điều ấy.

Đấu tranh hay chạy trốn đây? Tôi chọn chạy trốn. Tôi xị mặt trong suốt trận đấu và khi quay về phòng nghỉ, tôi tuyên bố bỏ đội bóng. Huấn luyện viên chỉ nhún vai và các đồng đội cũng chẳng can thiệp.

Có lẽ họ ngạc nhiên vì hành động quá trẻ con và cái tính coi mình là rốn của vũ trụ của tôi. Không ai trong đội nói chuyện với tôi suốt những tháng sau đấy và tôi không thể trách gì họ.

Đó là tính cách sai lầm, nhưng tôi phải mất một thời gian mới nhìn thấy và thậm chí lâu hơn để hiểu và học từ những sai lầm ấy. Tay đua xe đạp huyền thoại - Lance Armstrong từng nói: "Nỗi đau chỉ là tạm thời. Từ bỏ mới là mãi mãi".

Sau khi nghiên cứu khởi nghiệp, tôi mới rút ra bài học rằng chạy trốn khỏi thất bại là phản ứng bình thường. Lòng tự trọng của chúng ta rất dễ sứt mẻ. Vậy nên, chúng ta thường tránh những tình huống có thể gục ngã.

Tuy nhiên, những doanh nhân giỏi lại khác. Họ luôn tìm kiếm thách thức mới và coi thất bại là phần cần thiết của quá trình học tập. Nếu không thất bại, bạn không thể học hỏi; và nếu không học hỏi, bạn sẽ không thể tiến bộ.

Các nhà kinh doanh thất bại hết lần này đến lần khác. Steve Jobs bị đuổi khỏi Apple năm 1985. Ông đã nói: "Tôi từng nghĩ đến việc chạy trốn, nhưng tôi vẫn yêu những gì mình đã làm. Vì vậy, tôi quyết định bắt đầu lại". Trong 11 năm sau đó, Jobs thành công với Pixar. Ông cũng mở một công ty máy tính khác mà sau này Apple phải mua lại. Đây chính là bước đệm cho sự trở lại Apple đầy huy hoàng năm 1996 của Jobs.

Năm 2001, tôi có cơ hội đưa những bài học đấy vào thực tế khi chuẩn bị được thăng chức ở Trường Kinh doanh Harvard. Như tất cả trường đại học, nếu bạn không xuất bản được những nghiên cứu có ích, thì bạn sẽ rất khó trụ lại. Cơ hội ở trường tôi rất thấp: 3 trong số 4 giáo sư mới sẽ bị đuổi việc. Đây chẳng khác nào tỷ lệ thất bại điển hình của khởi nghiệp.

Tôi đã nghĩ là mình an toàn khi nghiên cứu về các công ty Intenet, khi nhà xuất bản còn trả trước cho tôi một số tiền lớn cho quyển sách về hiện tượng mới này. Nhưng khi các giáo sư kỳ cựu xem sách của tôi, họ lại thấy hoàn toàn khác. Họ nói rằng cnghiên cứu có vẻ được làm rất vội vã và lỏng lẻo. Điều này thật trớ trêu, do cuốn sách của tôi có tên “Cái bẫy tốc độ” - nghiên cứu những lỗi lầm mà các công ty mạng gặp phải vì phát triển quá nhanh.

Sếp của tôi nói rằng tôi không bị đuổi việc, ít nhất là không phải ngay lập tức. Tuy nhiên, tôi sẽ được đưa vào thời kỳ tập sự và có 2 năm nữa để nghiên cứu. Nhưng ông ấy cũng nói: "Cậu nên nghĩ xem mình có thực sự phù hợp với công việc này không. Cậu có rất nhiều cơ hội ngoài kia đấy".

Tôi đã rất sốc. Khả năng bị đuổi việc sau 7 năm cố gắng thật sự kinh khủng. Nhưng tôi cũng nhớ lại sự hối tiếc của mình khi rời bỏ đội bóng chày. Và cũng như Steve Jobs, tôi biết mình vẫn yêu công việc này. Tôi quyết định lần này không chạy trốn.

Cuốn sách của tôi đã hoàn thành nhưng chưa được in. Tôi báo với nhà xuất bản về việc hủy hợp đồng, rồi trả lại tiền cho họ. Sau 2 năm tập trung nghiên cứu lại, tôi đã được thăng chức. Nỗi đau ấy là tạm thời, nhưng rất đáng giá.

Nếu bạn muốn thất bại tốt hơn, chấp nhận rủi ro chỉ là một nửa cuộc chiến. Nửa khác chính là học từ những sai lầm. Như Henry Ford đã nói: "Chúng ta chỉ thực sự sai lầm khi không học được gì từ những sai lầm ấy".

Nhưng việc đó cũng chẳng đơn giản chút nào. Trí não chúng ta được cài đặt để nhìn thấy những gì chúng ta muốn nhìn. Vì vậy, ta thường bỏ qua những dấu hiệu của sai lầm. Và khi chúng ta để ý những dấu hiệu đấy, thì lại thường đoán sai nguyên nhân. Chúng ta còn có thói quen đổ lỗi cho những người, những vật ngoài tầm khống chế thay vì quy cho bản thân.

Những nhà kinh doanh tài ba đã làm rất tốt việc học hỏi này. Họ dựa vào phương pháp khoa học, dự đoán về ý tưởng kinh doanh mới và thử nghiệm để kiểm tra. Họ hy vọng rất nhiều bài kiểm tra ấy sẽ thất bại. Thomas Edison biết điều này khi ông sáng chế ra bóng đèn điện. Ông đã nói: "Tôi không hề thất bại. Tôi chỉ tìm ra 10.000 cách không thành công mà thôi".

Các bạn không cần phải kinh doanh để học hỏi. Bạn sắp bước vào phòng thí nghiệm tốt nhất thế giới - trường đại học. Đây là nơi an toàn để thất bại. Ở đại học, bạn là một tờ giấy trắng. Không ai biết bạn là ai, hay bạn có thể hay không thể làm gì. Bạn có thể tự sáng tạo lại bản thân mình.

Hãy thử những khóa học, những câu lạc bộ, những người bạn và công việc khác nhau. Nhưng hãy có nguyên tắc về những thứ mà bạn sẽ học hỏi. Bắt đầu từng cuộc thử nghiệm bằng những dự đoán và kết thúc chúng bằng một buổi khảo sát. Nếu cố gắng, bạn có thể tìm ra chân lý của cuộc đời mình và biết cách tạo nên sự khác biệt cho thế giới. Như Steve Jobs từng nói, là cách để "tạo ra vết lõm trên hành tinh này".

Vậy nên, khóa 2013, tôi hy vọng các bạn sẽ tìm được hạnh phúc và thành công. Nhưng tôi còn mong hơn nữa các bạn sẽ coi thất bại như con đường dẫn đến sự tiến bộ. Và tôi hy vọng các bạn sẽ sống như lời của nhà biên kịch Samuel Beckett: "Từng thử thách. Rồi thất bại. Không sao cả. Hãy thử lần nữa. Thất bại lần nữa. Nhưng hãy thất bại tốt hơn".






Theo VnExpress