Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Tránh thất bại khi kinh doanh cùng người thân

Ngày đăng: 24/04/2014 (Lượt xem: 1241)
Bạn cần thống nhất mọi vấn đề bằng văn bản, đừng để mình rơi vào trường hợp phải ra quyết định sa thải người thân.


Tìm được một nhà đồng sáng lập lý tưởng luôn là công việc khó khăn và rủi ro. Vì thế, cũng nhiều người thường chọn người trong gia đình để hợp tác. Trên thực tế, kinh doanh hộ gia đình chiếm tới 80% doanh nghiệp tại Mỹ và tạo ra 60% việc làm, theo tổ chức phi lợi nhuận Family Firm Institute. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa việc này là dễ dàng.

Quản lý một doanh nghiệp gia đình đòi hỏi phải có kỷ luật, kế hoạch và tiêu chí rõ ràng, do các mối quan hệ trong gia đình rất dễ đổ vỡ và thường được nhân nhượng.

Sam Prochazka bắt đầu kinh doanh cùng anh trai - Andy từ khi còn đi học. 15 năm qua, cả hai vẫn hợp tác với nhau, quản lý hơn 30 nhân viên và điều hành 4 công ty tự sáng lập. Trong đó có Novosbed – công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm về giường ngủ và hãng bất động sản RealPageMaker.

Dưới đây là những bài học của Prochazka đăng tải trên Entrepreneur về việc làm ăn cùng người thân trong gia đình.

1. Chọn người lãnh đạo

family-biz-5640-1398155213.jpg

Điều hành công ty gia đình không dễ dàng hơn doanh nghiệp bình thường. Ảnh:Dale High Center

Những trận khẩu chiến giữa hai anh em hồi nhỏ đã giúp Prochazka nhận ra công ty được quản lý bởi những người có họ hàng sẽ gây ra mâu thuẫn lớn và khiến việc thực thi bị chậm trễ. Chỉ định ai đó làm người lãnh đạo có tiếng nói cuối cùng sẽ giúp tránh được tình cảnh này. Trong công ty của hai anh em, họ cũng chọn thành viên hội đồng quản trị hàng năm, sau đó bầu ra chủ tịch với các kỹ năng phù hợp.

2. Đừng thống nhất hợp đồng chỉ bằng bắt tay

Hợp đồng giấy, quy trình phát hành cổ phiếu, bản mô tả công việc và quy trình vận hành có vai trò quan trọng hơn rất nhiều trong các công ty gia đình. Nếu chỉ đồng ý với nhau bằng bắt tay, bạn sẽ rất dễ gây ra thảm kịch sau này. Hãy đảm bảo mọi vấn đề, quyết định đều được thực hiện dưới dạng văn bản.

3. Không thể sa thải người thân

Thực ra bạn vẫn có thể, nhưng việc này sẽ chẳng có kết thúc tốt đẹp đâu. Prochazka cho biết cháu một doanh nhân vĩ đại từng nói với anh về việc gia đình ông đã rạn nứt thế nào hồi thập niên 40, sau khi chú ông sa thải một người họ hàng. Công ty đã bị bán từ nhiều năm trước, nhưng mối bất hòa vẫn còn cho đến tận bây giờ.

Chẳng có cách nào hoản hảo để ngăn chặn rủi ro này, nhưng bạn có thể giảm bớt chúng. Đầu tiên, hãy đảm bảo các yêu cầu công việc được vạch ra rõ ràng. Sau đó, hãy thiết lập một cơ chế báo cáo chặt chẽ để các vấn đề được nhận diện nhanh chóng và khách quan. Cuối cùng, bạn chỉ nên chọn những người họ hàng đủ chín chắn để biết khi nào thì nên ra đi. Từ chức luôn tốt hơn là sa thải. Còn nếu nghi ngờ ngay từ đầu, thì tốt nhất đừng hợp tác với họ.

4. Hãy góp ý có tính xây dựng

Họ hàng chỉ trích nhau sẽ có tác động đả kích mạnh hơn đồng nghiệp thông thường. Prochazka đã phát hiện ra điều này trong một lần mắng một người họ hàng làm cùng. Cuộc nói chuyện đã nhanh chóng biến thành công kích về tuổi thơ của nhau. Phải mất một lúc, họ mới quyết định dừng lại và thảo luận sau.

Vì thế, hãy góp ý một cách xây dựng. Các thành viên trong gia đình cần nhiều thời gian hơn để đặt mình vào hoàn cảnh công việc và duy trì sự chín chắn. Bạn cũng có thể dựa vào các tiêu chuẩn công việc và báo cáo tiến độ để khiến câu chuyện khách quan và dễ tiếp nhận hơn.

5. Phát hiện ra các điểm mù

Đồng nghiệp của Prochazka lớn lên cùng một mái nhà với anh, cùng đi học, đi chơi và có nhiều bạn bè chung. Kết quả là quan điểm và tầm nhìn của họ khá giống nhau. Một mặt, việc này rất tuyệt vời. Nhưng mặt khác, nó cũng có nghĩa họ sẽ nhìn nhận sai vấn đề như nhau. Hãy nhớ kể cả khi các bạn có chung quan điểm, việc này chưa chắc đã đại diện cho suy nghĩ của cả nhân viên và khách hàng.

Một cách để giảm rủi ro này là đảm bảo đội ngũ của bạn gồm những người đại diện cho các khu vực, ngôn ngữ, văn hóa khác nhau. Thậm chí là có quan điểm trái ngược nhau.

Cuối cùng, nếu áp dụng tốt những bí quyết trên vào doanh nghiệp gia đình, bạn có thể lèo lái công ty qua những biến cố và cùng nhau chia sẻ thành công.



theo vnexpress.vn