Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

NGHỀ MC: KHÔNG CHỈ NGOẠI HÌNH VÀ SỰ TỰ TIN

Ngày đăng: 20/12/2013 (Lượt xem: 1274)
Nhiều người vẫn hình dung rằng chỉ cần ngoại hình dễ nhìn, khả năng ăn nói lưu loát, tự tin trước đám đông... là có thể trở thành MC. Thực tế có nhiều người thành công và cũng không ít người bỏ nghề sau vài lần "chinh chiến".

Sinh viên "đua nhau" làm MC
Điểm qua vài kênh của Đài THVN mới thấy SV làm MC khá hùng hậu. Các gameshow thì có Hoàng Linh (SV Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh) dẫn "Chúng tôi là chiến sĩ", các sinh viên ĐH Ngoại thương như Kiều Anh của "Đường lên đỉnh Olympia", Diệp Chi của "Rung chuông vàng", Minh Trang của "Tuổi đời mênh mông", Tạp chí MTV... Trên kênh mới VTV6, hầu hết MC đều đang ngồi trên giảng đường.

Vừa học vừa làm nên hầu hết các SV làm MC tương đối bận rộn. Có giai đoạn, MC Linh Hương cứ thứ sáu vừa đi học về là cất sách vở, lên xe cùng các BTV đi quay chương trình cả 2 ngày nghỉ cuối tuần, tối chủ nhật mới lọ mọ mang bài vở ra ôn.

Còn Minh Trang thì tranh thủ nghỉ hè đã thực hiện đợt ghi hình chương trình tại phía nam. Thông thường, các chương trình được ghi hình liền một lèo, nhanh thì 3 – 4 chương trình/ngày để dành phát sóng.

Mức thù lao trả cho cộng tác viên làm MC ở đài truyền hình thường từ 100.000 - 200.000đ/số, chương trình có tài trợ thì cao hơn chút đỉnh nên cũng đủ cho SV trang trải. Linh Hương đang "ôm" 3 chương trình, mỗi tuần phát sóng một số, cứ tính theo mức thấp thì mỗi tháng cô cũng có thêm khoảng 1.200.000đ. Chưa kể một số MC trẻ còn nhận được lời mời dẫn tại các hội nghị khách hàng, chương trình quảng bá của các công ty, doanh nghiệp với thu nhập cũng kha khá.

Cần kiến thức rộng và... duyên 
Ngoài yếu tố ngoại hình, khả năng ăn nói thì kiến thức rộng, vốn từ phong phú và cái "duyên" trên sân khấu cũng là những điều tối quan trọng đối với sự thành công của một MC. Hiểu biết rộng, vốn từ phong phú sẽ giúp MC ứng phó được những tình huống bất ngờ không có trong kịch bản, tránh được cảm giác nhàm chán cho khán giả.

Trong một game show, MC không thể chỉ có một câu "Hoàn toàn chính xác" hoặc "Đúng rồi"  khi người dự thi trả lời đúng câu hỏi, mà cần phải có nhiều câu khác có nghĩa tương tự. Còn cái "duyên" ở đây không phải sự duyên dáng của một người đẹp, mà nó gần như là khả năng thiên phú của một người, được toát ra từ lời nói, nụ cười, ánh mắt.

Giọng nói và cách thể hiện cũng góp phần đáng kể trong thành công của một MC. Giọng nói MC phải rõ ràng, truyền cảm và cách dẫn dắt phải tinh tế với những câu chữ gãy gọn, súc tích. Hầu hết các MC trẻ hiện nay thường mắc "bệnh" rào trước đón sau bằng lời sáo rỗng, dông dài, đôi khi chẳng ăn nhập gì đến nội dung.

Có nhiều MC chạy show nhiều quá, không có thời gian xem kịch bản hoặc quá tự tin không cần xem nên làm hỏng cả chương trình. Trong cuộc trao giải báo chí gần đây, một MC nữ của HTV đã chê kịch bản của BTC rồi dẫn theo ý mình, tự ý cắt luôn phần giao lưu với khán giả. Mặc dù MC này đang được xem là "sao", nhưng rõ ràng chưa hội đủ phẩm chất để làm nghề chuyên nghiệp.

Khi nhận chương trình, một MC phải tìm hiểu thật kỹ về nội dung chương trình, nhân vật mình sẽ phỏng vấn, trò chuyện cũng như phải biết đối tượng khán giả để từ đó chuẩn bị tốt từ nội dung cho đến hình thức. Trang phục của MC cũng không nên quá cầu kỳ, điệu đàng mà phải phù hợp với hoàn cảnh. Quỳnh Hoa, MC đã có hơn 10 năm kinh nghiệm bổ sung thêm: "MC chỉ nên nói những điều thật cần thiết, tuyệt đối không nói nhiều và nói những điều không biết rõ".

Theo Lao động