Văn
hóa doanh nghiệp là gì?
Là
tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá
trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong tổ
chức; tạo nên sự khác biệt và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.
Văn
hóa doanh nghiệp hình thành và phát triển song song với quá trình phát triển của
tổ chức. Nó không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp mà còn bao gồm cả giá trị
cốt lõi, các quy tắc, phong cách quản lý, phương thức kinh doanh và hành vi,
thái độ của mọi thành viên. Vì vậy vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong những
thay đổi trong môi trường bên ngoài là vô cùng quan trọng.
6
bước xây dựng Văn hóa doanh nghiệp
Bước
1: Phân tích doanh nghiệp
Khi
xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần đánh giá xem văn hóa hiện tại của doanh nghiệp
là gì, đang ở đâu và có biểu hiện nào. Khi doanh nghiệp xuất hiện nhiều dấu hiệu
tiêu cực, khi đó cần đưa ra những phương án cải thiện ngay để tránh tạo ra một
môi trường làm việc độc hại.
Dấu
hiệu của văn hóa doanh nghiệp độc hại có thể bao gồm:
Nội
bộ không có sự gắn kết: Một môi trường mà ở đó, bầu không khí làm việc lúc
nào cũng căng thẳng, nặng nề, ai làm việc nấy, đây được xem là môi trường làm
việc không tích cực, không phát triển, không thể duy trì lâu dài.
Ý
thức kém: Nhân viên không có tính chủ động, tự giác trong công việc, tác
phong chậm chạp, thường xuyên đi muộn về sớm, kỷ luật kém sẽ tạo ra một văn hóa
chây ì, lười nhác, dễ rơi vào khủng hoảng.
Tuyển
dụng nhân sự liên tục: Yếu kém trong công tác quản lý của nhân sự khiến
nhân viên cảm thấy không hài lòng, không có động lực làm việc và không muốn gắn
bó lâu dài với tổ chức.
Có
nhiều cuộc họp kéo dài, các biện pháp kỷ luật để răn đe nhưng lại không có hoặc
có rất ít sự công nhận, khen thưởng thành tích của nhân viên.
Không
có nhiều sự tương tác giữa sếp và nhân viên, đội ngũ nhân viên có thể né tránh
sếp, tránh không muốn đến gần hoặc đi chung với sếp,...
Nhân
viên im lặng trong suốt cuộc họp, không dám đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc
đáo nhưng sau cuộc họp lại hí hửng bàn tán, trò chuyện ngoài lề.
Bước
2: Đưa ra những kỳ vọng về văn hóa doanh nghiệp
Hãy
đưa ra những kỳ vọng về văn hóa doanh nghiệp, nghĩ về những điều mà doanh nghiệp
muốn xây dựng, bắt đầu từ những thế mạnh và điểm riêng của tổ chức. Khi văn hóa
được hình thành trên những sức mạnh có sẵn, nhà lãnh đạo sẽ biết mình nên làm
gì, làm như thế nào để mang lại mọi thứ tốt nhất.
Bước
3: Xác định yếu tố xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp
Giá
trị cốt lõi cần được xác định để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, điều này chỉ
nên là những thứ thực sự giá trị, được coi trọng ở doanh nghiệp. Khi xác định
giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi:
Tầm
nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp là gì?
Muốn
được công chúng nhìn nhận về doanh nghiệp như thế nào?
Mục
tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có đang phù hợp với giá trị cá nhân của đội
ngũ nhân viên hay không?
Mục
tiêu văn hóa mà doanh nghiệp hướng đến là gì, chẳng hạn như đội ngũ đoàn kết,
môi trường năng động, sáng tạo, thành tích của nhân viên được công nhận,...
Bước
4: Xây dựng và truyền thông giá trị cốt lõi cho tổ chức
Văn
hóa doanh nghiệp chỉ được hình thành khi được toàn thể nhân viên đồng thuận và
hiểu rõ về những lợi ích mà nó mang lại. Chính vì vậy, khi xác định được một
văn hóa lý tưởng cho tổ chức, hãy truyền đạt và diễn giải cặn kẽ cho toàn thể đội
ngũ nhân viên, để họ cùng hiểu và tuân thủ theo.
Kế
hoạch hành động của doanh nghiệp phải bao gồm các thời gian, điểm mốc, mục
tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể. Điều gì nên được ưu tiên? Đâu là chỗ cần
được tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực nào? Thời hạn hoàn thành là bao lâu?
Ai chịu trách nhiệm cho mỗi nhiệm vụ cụ thể?
Bước
5: Triển khai
Khi
đã có những giá trị cốt lõi và truyền đạt, giải thích cặn kẽ cho nhân viên, các
nhà lãnh đạo cần bắt tay vào thực hiện và triển khai với các hoạt động như sau:
Xây
dựng đội ngũ phụ trách văn hóa doanh nghiệp, thường là phòng ban Nhân sự trong
công ty, nhà lãnh đạo cũng cần theo dõi, giám sát sát sao.
Khuyến
khích, tạo động lực, thúc đẩy cho toàn thể nhân viên thực hiện và hưởng ứng
tích cực văn hóa của doanh nghiệp.
Phát
triển và duy trì văn hóa bằng các hoạt động nội bộ, đào tạo, khen thưởng,
teambuilding,...
Bước
6: Đo lường
Văn
hóa doanh nghiệp phải được đo lường sau một khoảng thời gian triển khai. Điều
này giúp kịp thời phát hiện, xử lý rủi ro trước khi chúng ảnh hưởng đến việc
xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để đo lường hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra hệ
thống câu hỏi, tiêu chí để làm tiền đề cho sự đánh giá đó.
Đặt
hàng các khoá Đào tạo Kỹ năng Doanh nghiệp - Xây dựng Văn hoá Doanh nghiệp chất
lượng - hấp dẫn - đội ngũ giảng viên top 1 ngay hôm nay tại:
Công
ty TNHH Đào tạo Vietskill
Văn
phòng đại diện: Số 26 – 28 ngõ 45 phố Nguyên Hồng, phường Láng Hạ, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội.
Email:
vietskill.mc@gmail.com
Hotline:
0984 8888 84 - 0912 354 699 - 0971 188 468
Công
ty TNHH Đào tạo Vietskill kính chúc quý Doanh nghiệp Vừng vàng kỹ năng – Vượt
ngàn thử thách – Bứt phá thành công!