1.
Âm lượng
Lương
Thực Thu từng nói: "Một người nói lớn tiếng, là bản năng; nói nhỏ tiếng,
là văn minh."
Kiểm
soát âm lượng của mình là sự tôn trọng với người khác, cũng là sự tu dưỡng của
bản thân.
Nói
năng nhỏ nhẹ, dịu dàng là phong cách tốt nhất cho gia đình.
Có
đôi lúc, ôn hòa lại chính là năng lượng mạnh mẽ nhất, có thể chống lại sự ác ý
và những lời phỉ báng trên thế giới.
Nói
chuyện to tiếng, quát tháo, giống như một lưỡi dao vô tình đâm vào trái tim người
nhà, khiến họ rơi vào bất an, lo lắng.
Kiểm
soát tốt âm lượng, nói chuyện dịu dàng với người nhà, là khởi đầu của một gia
đình hạnh phúc, cũng là cách giáo dục tốt nhất.
Âm
lượng nói chuyện, sẽ tiết lộ tu dưỡng của bạn.
Âm
lượng của lời nói, ẩn chứa tố chất và phẩm hạnh bên trong của mỗi người.
Có
những người vừa mở miệng đã mắng chửi, đứng cách rất xa vẫn có thể nghe được tiếng
rống giận dữ của họ, làm ồn người khác. Chỉ khiến người khác cảm thấy người nọ
thiếu giáo dục và không tôn trọng mọi người.
Ngược
lại, có những người dù gặp chuyện không may gì đi nữa vẫn có thể kiểm soát lời
nói, ăn nói nhỏ nhẹ, có duyên, khiến người ta cảm mến.
Âm
lượng nói chuyện, có thể giúp nhìn thấu tâm hồn của một người, giúp người khác
biết được bạn là người thiện hay kẻ ác, là dịu dàng hay hung dữ, là từ bi hay lạnh
bạc.
Người
xưa có câu: "Quý nhân luôn nói lời thấp."
Một
người thực sự khiêm tốn, sẽ không bao giờ so đo âm lượng với người khác, mà
dùng tài năng để khiến họ tâm phục khẩu phục.
2.
Độ lượng
Có
lòng độ lượng, chính là có cả biển trời, không chỉ nhìn thấu, còn có cái nhìn
thoáng hơn người khác. Người muốn có lòng độ lượng lớn, trước tiên phải học
cách "tịnh tâm", từ bỏ ham muốn.
Người
có lòng độ lượng, tâm chỉ đặt lên việc lớn, sẽ không tốn quá nhiều tinh thần
lên mấy chuyện lông gà vỏ tỏi, những điều nhỏ nhặt.
Tầm
mắt xa hơn, cuộc sống sẽ không còn bị giới hạn bởi một căn nhà, một mẩu đất nhỏ
trước cửa nữa, sẽ không cần vì lời bàn ra tán vào của hàng xóm mà đau đáu khó
chịu cả ngày.
3.
Đảm lượng
Người
ta thường nói "thích liều mới thắng", "liều" là một dạng đảm
lượng thực tiễn. Cơ hội là nhờ vào bản thân tự tạo ra, chúng ta chỉ có thể nắm
bắt được nếu chúng ta thực sự chăm chỉ.
Bất
luận là công việc hay cuộc sống, làm việc gì cũng đừng nên quá cẩn trọng hay
nhút nhát. Hãy thử mạnh dạn, to gan đi làm, biết đâu lại đi ra một con đường
khác biệt chỉ dành riêng cho chính bạn thì sao?
4.
Tâm lượng
Tâm
của một người rộng lớn bao nhiêu, quyết định tầm nhìn và cách làm người của người
đó cũng lớn bấy nhiêu. Người có trái tim cao cả, nhìn điều gì cũng thấy thuận mắt.
Hiểu
cách tôn trọng những điều khác biệt, suy nghĩ cũng thoáng đạt theo. Trong tâm
có phong cảnh, trước mắt sẽ không có thị phi.
Trong
"Đàm kinh" có câu thế này: "Người tu đạo thực sự, là người chưa
từng nhìn qua thế giới."
Có
nghĩa là: Người thực sự trưởng thành, sẽ không vì lời nói sai, việc làm không
đúng của người khác mà đặt nặng trong lòng; càng sẽ không vì lỗi lầm của người
khác mà làm vấy bẩn tâm hồn mình. Trần
thế rối loạn, thị phi khắp nơi.
Nếu
trong tâm không tranh chấp với thị phi, trước mặt lúc nào cũng là cảnh đẹp. Mà
tâm có lực lượng, thì người mới có độ lượng.
Tăng
Quốc Phiên từng nói:
"Phú
quý công danh, là vinh quang mà người đời tôn sùng; nhưng ai có trái tim rộng lớn,
mới thực sự sống an vui, thoải mái."
Tâm
cởi mở, cầm lên được, đặt xuống được. Không phải không quản sự đời, mà là không
quản sự người.
Sống
là một loại tu hành, mà tu hành là một loại tu tâm.
Chỉ
cần có một trái tim không tranh chấp, cả đời mới có thể an vui.
Chỉ
cần có một trái tim biết đủ, ở đâu cũng vẫn là hạnh phúc.
Nguồn:
Báo Dân sinh