Anh
cũng được biết đến là MC Song ngữ của nhiều sự kiện lớn. Việc dẫn các chương
trình Song ngữ có nhiều điều thú vị hơn các chương trình thông thường.
Khi
làm một chương trình song ngữ, nhất là các chương trình truyền hình trực tiếp,
hầu hết đó đều là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế. Được lựa chọn
làm MC cho những chương trình này đều là sự tự hào lớn. Mình không chỉ đại diện
cho ekip, cho ban tổ chức, mà còn là đại diện cho cả quốc gia. Khi làm tốt, người
MC cảm nhận được sự hài lòng, sự vững tin trong ánh mắt của những người “very
VIP” ngồi hàng ghế đầu. Đó luôn là cảm giác rất đặc biệt.
SEA
Games vừa rồi đúng là chương trình mang rất nhiều yếu tố đặc biệt.
Đầu
tiên, đây là một chương trình lớn theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Khi đứng ở
sân vận động Mỹ Đình, kể cả bạn ngồi ở khán đài thôi bạn đã thấy đó là một
không gian rất lớn. Còn khi đứng trên mặt sân (trong bối cảnh mặt sân được trải
toàn khăn trắng), không gian lại càng trở nên mênh mông vô tận. Đó là sân khấu
lớn nhất mà tôi từng đứng. Về nghĩa bóng, SEA Games là sự kiện thể thao quan trọng
không chỉ với người dân Việt Nam, mà với toàn thể Đông Nam Á, với khán giả từ 11
quốc gia theo dõi. Vượt qua những khó khăn của đại dịch, cả ekip chương trình
đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ bạn bè quốc tế, đó là điều rất đáng tự
hào.
SEA
Games cũng có ý nghĩa đặc biệt với tôi hơn nữa, vì đó cũng là chương trình đánh
dấu thời gian 10 năm tôi gắn bó với công việc này. Đó là công sức, sự kiên trì,
sự hi sinh về thời gian, sức khoẻ…. và giờ tôi đã nhận được niềm tin để dẫn những
chương trình quan trọng tầm quốc tế.
Còn một điều vui vui khác, phải 18-20 năm nữa mới lại có SEA Games ở Việt Nam. Điều đó có nghĩa là, trong suốt thời gian này, không có ai dẫn SEA Games tại Việt Nam ngoài Đức Bảo (cười).
Dẫn
chương trình song ngữ, mức độ áp lực sẽ tăng lên rất nhiều. Điều đầu tiên là
không được mất tập trung. Nếu dẫn chương trình bằng tiếng Việt, bạn cần tập
trung 70% thì dẫn chương trình song ngữ, mức độ tập trung phải là 120%. Có rất
nhiều đoạn phải phiên dịch và nếu không tập trung, bạn sẽ rất dễ không tìm được
từ ngữ diễn đạt cho phù hợp, không biết mình đang nói gì, hoặc không biết người
kia vừa nói gì để dịch.
Một
nguy cơ khác là bạn sẽ dịch thiếu mất những ý quan trọng. Khi dẫn chương trình
song ngữ, bạn không cần phải dịch lại toàn bộ tất cả từ ngữ họ sử dụng, nhưng cần
tóm gọn ý, hoặc thậm chí phải dịch lại hay hơn cả người nói. Ví dụ, có những
người lên nhận giải là nhà khoa học, là nghệ sĩ,… họ rất giỏi chuyên môn nhưng
không quen với việc nói trước đám đông. Khi đó, nhiệm vụ của mình là diễn giải
sao cho khán giả quốc tế, khán giả Việt Nam hiểu được sự trân trọng của họ dành
cho giải thưởng đó.
Đặc
biệt, sẽ có những lúc bản thân không nghe được, có thể do tiếng Anh của họ khó
nghe, do chất lượng âm thanh, hoặc do mình không kịp nghe hết. Hãy luôn thể hiện
sự chân thành, trân trọng với những người đang nghe. Không biết dưới kia có bao
nhiêu người giỏi tiếng Anh hơn mình, tôi nghĩ chắc chắn là nhiều, họ trong trạng
thái thư thái lắng nghe và trình độ tiếng Anh của họ có thể rất tốt. Vì vậy, nếu
có lỡ mất thông tin, hãy thừa nhận, xin lỗi, tuyệt đối không được nói linh
tinh. Chưa kể đến, có những tình huống bất ngờ trong sự kiện, hoàn toàn nằm
ngoài kịch bản, MC song ngữ cùng cần dịch trực tiếp luôn chứ không hề được có sự
chuẩn bị.
Nguồn: The Influencer