Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia

Ngày đăng: 20/11/2016 (Lượt xem: 898)
Ở tuổi đáng ra đã được nghỉ ngơi, an nhàn nhưng ngày ngày ông bà Tư vẫn cần mẫn dạy từng con chữ cho tụi con nít ở xóm nghèo. Tiền học phí lũ trẻ phải trả mỗi tháng chỉ vỏn vẹn 15.000 đồng.

Hơn 20 năm trôi qua, lớp học nhỏ của ông bà Tư vẫn luôn ngập tràn tiếng cười nói của trẻ con khu xóm nghèo. Trót nặng nợ với cái nghiệp đưa đò, rồi cũng trót thương cái dại của tụi con nít mà ông bà chẳng thể nào bỏ chúng được, dù nhiều bận cũng mệt mỏi đến đổ bệnh. Nhiều người không hiểu chuyện vẫn gọi ông bà giáo là những người lo chuyện bao đồng.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 1.

Nắng trong veo xuyên qua những tán phượng già trong sân trường, tụi con nít đen nhẻm hồn nhiên cười nói ríu rít chuẩn bị bước vào buổi học mới. Đều đặn 7h sáng từ thứ 2 đến thứ 6, tụi nhỏ lại xách tập vở đến lớp học tình thương của ông bà Tư tại ấp Tân Lập (Đông Hòa, Dĩ An, Bình Dương) để học chữ. Chẳng có quần xanh, áo trắng hay cặp siêu nhân nhiều màu sắc như các bạn, tụi nhỏ đến trường với những bộ đồ cũ mèm mà chúng vẫn thường mặc để mưu sinh.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 2.

Lớp học tình thương Tân Lập do ông Huỳnh Văn Phê (75 tuổi) và bà Huỳnh Thị Lành (70 tuổi) lập ra từ năm 1994. Người dân xung quanh vẫn quen gọi với cái tên thân thương hơn là Lớp học tình thương ông bà Tư. Hơn nửa năm trước, bà Tư bị viêm phổi cấp tính phải đưa về quê ở Tiền Giang điều trị, vì vậy hiện nay ông Tư một mình cáng đáng cả phần tâm huyết của bà Tư.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 3.

Trước đây bà Tư vốn là giáo viên, tuy nhiên vì kinh tế khó khăn, bà phải dừng việc đi dạy để cùng chồng lên thành phố mưu sinh. "Hồi đó ở đây có 5 cái lò gạch, 2 cái mỏ đá, rồi mấy cái xí nghiệp... nên công nhân từ các miền quê lên đây làm rất nhiều. Họ đi làm rồi đem con cái theo, nhưng làm không đủ ăn lấy đâu ra tiền cho tụi nhỏ đi học cái chữ. Thấy thương tụi nhỏ nên ông bà bàn nhau xin mở cái lớp nhỏ nhỏ để dạy học miễn phí" - ông Tư nhớ lại.


Theo Kenh14.vn

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 4.

Sợ tụi nhỏ thất học sẽ lại khổ như bố mẹ của chúng, nên ông bà Tư dựng tạm cái lớp nhỏ đơn sơ rồi đi vận động từng gia đình cho con đi học. Ban đầu lớp chỉ có 5 học sinh theo học, rồi dần dần người dân tin tưởng ông bà Tư đưa con đến học đông hơn.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 5.

Thời đó ông Tư còn đi làm cho một công ty nước ngoài nên có lương để trang trải cho lớp học. Nhưng từ năm 1997, công ty mà ông Tư làm việc bị giải thể, lớp học rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 6.

Không vì khó khăn mà bỏ cuộc. Ngoài giờ dạy học, ông bà Tư tranh thủ trồng cây ăn quả, nuôi gia súc để kiếm thêm thu nhập để duy trì lớp học. Phụ huynh thấy ông bà vất vả nên ngỏ lời góp mỗi tháng 15.000 đồng để phụ chi phí. Thế nhưng gia đình nào nghèo quá ông bà cũng không nỡ nhận tiền.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 7.

Năm 2001, nhờ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, lớp học được xây mới khang trang hơn. Ông Tư phụ trách dạy các em nhỏ lớp 1, lớp 2, còn những em lớn lớp 3, lớp 4 do bà Tư dạy. Những em muốn học lên lớp 5 thì ông bà sẽ làm đơn chuyển vào trường chính quy, vì kết thúc lớp 5 sẽ phải thi chuyển cấp.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 8.

Đa số trẻ em trong lớp ông Tư đều phải bước ra đời sớm để bươn chải phụ giúp kinh tế cho gia đình. Cũng chính vì thế mà tụi nhỏ cũng hiếu động và nghịch ngợm hơn. Để dạy bảo chúng không phải là điều đơn giản, nhất là khi sức khỏe của ông bà đều đã yếu.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 9.

Dù rất thương học trò như ông Tư luôn tỏ ra nghiêm khắc với chúng để duy trì trật tự lớp học. Mỗi lần có trò nào không chịu chú ý học bài là ông Tư lại chậm rãi đi tới, miệng rung rung nói lớn: "Con đừng có chọc giận ông Tư nhen. Ông Tư mà giận là ông Tư "đánh thí điểm" đó nhen".

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 10.

Sức khỏe mỗi ngày một yếu, đôi lúc ông bà mệt mỏi đến đổ bệnh vì tụi nhỏ không nghe lời. Nhưng rồi họ tự động viên nhau. "Bà Tư nói với ông rằng chính cuộc sống đã dạy tụi nhỏ như vậy, nó phải ma lanh thì mới có thể tồn tại trong môi trường của mình. Việc của mình là làm sao dạy cho nó được cái lễ cái nghĩa để lớn lên trở thành một người tốt. Nếu đến mình mà cũng bỏ thì chắc không ai còn kiên nhẫn để dạy tụi nhỏ" - ông Tư tâm sự.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 11.

Dù bị bệnh nặng phải điều trị ở quê, nhưng bà Tư vẫn thường muốn trở lại lớp để dạy tụi nhỏ. Ông kể: "Cứ cuối tuần thì ông lại chạy về Tiền Giang thăm bà, rồi thứ 2 lên lại để dạy. Bà đòi lên lớp miết mà ông chưa cho. Đợi nào khỏe khỏe rồi ông đưa bà lên lại". Tuy bề ngoài ngịch ngợm, nhưng nhìn nụ cười, ánh mắt trìu mến mà tụi nhỏ dành cho ông bà mới hiểu vì sao ông bà thương chúng đến như thế.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 12.

Hiện tại chị Thiên Kim (28 tuổi) đang thay thế cho bà Tư dạy các em học sinh lớp 3 và 4. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên ở các trường đại học cũng thường xuyên đến hỗ trợ ông Tư dạy các em nhỏ.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 13.

Thành (10 tuổi) và Nhựt (7 tuổi) mỗi ngày vẫn đèo nhau trên chiếc xe đạp cũ của bố mua cho để đến lớp của ông Tư. Hai em kể về ông Tư một cách trìu mến như kể về ông của mình chứ không đơn thuần là một ông thầy nghiêm khắc. Với trẻ con, yêu ai ghét ai chúng thể hiện rất rõ ràng.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 14.

Hơn 20 năm làm nghề đưa đò, nhưng ít lần nào ông bà Tư được học trò tặng hoa hay chúc mừng trong ngày 20/11. "Ông bà đâu có quan trọng chuyện đó. Miễn sao tụi nhỏ chăm chỉ học tập, biết đọc, biết viết, biết tính toán là ông bà mừng rồi. Điều đó còn quý hơn là mấy câu chúc hay quà cáp đắt tiền" - ông Tư tâm sự.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 15.

Dù tuổi đã cao, nhưng ông bà vẫn luôn tâm huyết với học trò. Còn dạy được ngày nào, ông bà Tư vẫn sẽ đứng lớp ngày đó. Thế nhưng điều mà họ lo lắng nhất là do lớp học nằm trong vành đai khu vực Đại học Quốc gia nên sắp tới sẽ bị giải tỏa.

Lớp học 15.000 đồng/tháng của ông giáo già và đám nhóc nghèo ở làng Đại học Quốc gia - Ảnh 16.

Hơn 20 năm ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, với mức thù lao 500 đồng/ buổi dạy, ông bà Tư nhận được gì và mất những gì? Điều đó đâu còn quan trọng! Với ông bà, tài sản lớn nhất mà họ nhận được chính là những lứa học trò đã trưởng thành từ chính lớp học nhỏ này. Chỉ cần chúng trở thành người có ích là ông bà mãn nguyện. Mái đầu đã bạc trắng vì thời gian và bụi phấn, thế nhưng ông Tư vẫn sẽ cần mẫn với những chuyến đò - những chuyến đò cuối của cuộc đời ông.