Hotline Vietskill (cơ sở Tp. Hà Nội)
0912 354 699
vietskill.mc@gmail.com
Hotline Vietskill 2 (cơ sở Tp. Hà Nội)
0971 188 468
mc.vietskill@gmail.com
Tạ Huyền (cơ sở Tp. Hà Nội)
0975 152 705
tathihuyen95@gmail.com
Nguyễn Thanh Mai (cơ sở Tp. Hà Nội)
0984 888 884
thanhmai@vietskill.com.vn
Phạm Luân (Cơ sở TP Hà Nội)
0823 462 721
luanphamrvg@gmail.com
Minh Khuê (Truyền thông, tài trợ)
037 987 8386
khuedo35@gmail.com
Ngọc Lan (cơ sở Tp. HCM)
0906 994 331
vietskillhcm@gmail.com
Thi Thảo (cơ sở Tp. HCM)
0912 888 129
thithao.salata@gmail.com
LINK LIÊN KẾT
Tin tức Vietskill
QUẢNG CÁO
Cấu trúc thuyết trình theo nguyên tắc số 3

Cấu trúc thuyết trình theo nguyên tắc số 3

Ngày đăng: 25/03/2024 (Lượt xem: 33)
Tại sao lại là con số 3 mà không phải là 4 hay 5. Không có một quy định cụ thể nào quy định điều đó, nhưng từ trước đến nay, người ta thấy rằng nguyên tắc “con số 3” rất hữu ích trong các bài thuyết trình và giao tiếp ở mọi tình huống khác nhau.

Cấu trúc 1, 2, 3: Thứ nhất - Thứ hai - Thứ ba

Cấu trúc này cực kì hiệu quả khi chúng ta muốn trình bày thông tin theo cách có trật tự và rõ ràng từng ý, từng phần. Từ đó người nghe sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ rõ thông tin.

 

Cấu trúc 3W: What – So what – Now what

What: Vấn đề là gì?

So what: Vấn đề này quan trọng như thế nào?

Now what: Giải pháp bây giờ là gì?

Đây là cấu trúc ba câu hỏi được phát triển bởi Rolfe và cộng sự năm 2001. Cấu trúc này sẽ hiệu quả khi muốn trình bày thông tin theo trật tự có trước có sau. Từ đó, kết nối các luận điểm để dẫn dắt đến phần cuối là đưa ra lời kêu gọi hành động. Đây là cấu trúc được ứng dụng khi muốn thuyết phục ai đó. Cấu trúc này được đại học Stanford đề ra và áp dụng phổ biến.

 

Cấu trúc PSB: Problem - Solution – Benefit

Người thuyết trình sẽ bắt đầu bằng cách đưa ra một vấn đề và từ đó trình bày giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề hiện tại của người nghe.


Cấu trúc ESB: Expectation – Solution – Benefit

Đây là cấu trúc tác giả tạo ra dựa trên cấu trúc PSB. Vì tác giả nhận thấy khi thuyết phục người khác, ngoài việc thấu hiểu vấn đề của người nghe, chúng ta cũng cần làm rõ kì vọng của họ. Đây là cách trình bày tập trung vào các kì vọng của khách hàng.


Các cấu trúc biến tấu của ESB hay PSB bao gồm:

Cấu trúc PPF

Cấu trúc Pros – Cons – Recommendation

Cấu trúc Bad – Worse – Worst

Cấu trúc Good – Better – Best

Cấu trúc Now – Next – Then

 

Nguồn: Thuy Duong – Bookademy