Bí mật GIỜ TÂM LÝ trên sân khấu
Ngày đăng: 01/03/2024 (Lượt xem: 159)
"KHI 20 GIÂY = 01 PHÚT"
Bạn đã bao giờ cảm thấy như thời gian ngừng lại?
Đối với những người làm trong ngành sự kiện, đặc biệt là trên sân khấu, việc để "sân khấu chết" trong vỏn vẹn 20 giây có thể khiến khán giả cảm nhận thời gian như KÉO DÀI GẤP 3 LẦN, tức là cảm giác như một phút đã trôi qua.
"KHI 20 GIÂY = 01 PHÚT"
Bạn đã bao giờ cảm thấy như thời gian ngừng lại?
Đối với những người làm trong ngành sự kiện, đặc biệt là trên sân khấu, việc để "sân khấu chết" trong vỏn vẹn 20 giây có thể khiến khán giả cảm nhận thời gian như KÉO DÀI GẤP 3 LẦN, tức là cảm giác như một phút đã trôi qua.
Định
nghĩa GIỜ TÂM LÝ
GIỜ
TÂM LÝ (hay còn gọi là thời gian tâm lý), là một khái niệm đặc biệt mô tả cách
chúng ta cảm nhận thời gian dựa trên cảm xúc và trạng thái tinh thần. Khi bạn đắm
chìm vào việc bạn yêu thích, hay thưởng thức điều gì đó khiến bạn hứng khởi, thời
gian dường như trôi qua rất nhanh.
Ngược
lại, trong những khoảnh khắc chờ đợi, nhàm chán, ta lại cảm thấy thời gian cứ
trượt dài "lê thê vô tận", mỗi phút giây đi qua như đang kéo dài... cả
thế kỷ. Mặc dù thời gian thực (thời gian vật lý) vẫn chạy theo đúng quy luật vốn
có đó thôi.
GIỜ
TÂM LÝ ảnh hưởng thế nào đến sân khấu?
Trong
ngành sự kiện, đặc biệt đối với những vị trí trực tiếp làm chủ những gì sẽ diễn
ra trên sân khấu, việc hiểu và áp dụng hiệu quả nguyên lý GIỜ TÂM LÝ có thể
giúp bạn tạo nên trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khán giả.
Một
ví dụ điển hình: Khi có sự cố kỹ thuật xảy ra, đèn điện bị tắt và mọi hoạt động
trên sân khấu buộc phải ngừng lại, chỉ trong vòng 30 giây chưa kịp khắc phục,
khán giả sẽ cảm thấy như đang phải chờ đợi một khoảng thời gian rất dài, cụ thể
là gấp 3 lần. Song, khi thưởng thức một chương trình nghệ thuật đầy cảm xúc và
suôn sẻ, người tham dự sẽ không khỏi "tiếc nuối" vì chương trình sao
mà... nhanh hết quá.
Đó
là hiệu ứng GIỜ TÂM LÝ trong ngành sự kiện.
Lời
khuyên nào dành cho bạn?
1)
Khi bạn lên kế hoạch cho chương trình, hãy nhớ rằng không để khoảng nghỉ
(break) giữa các tiết mục quá lâu. Đối với tiết mục cần phải dọn dẹp nhiều đạo
cụ trên sân khấu, hãy huy động một lực lượng hậu cần ĐỦ ĐÔNG - ĐỦ NHANH NHẸN để
thực hiện việc này.
2)
Điều quan trọng nhất, luôn chú ý đến phần kỹ thuật để tránh những sự cố không
đáng có. Điều này sẽ giúp khán giả không cảm thấy bị "mất thời gian"
và giữ cho họ luôn trong trạng thái hứng khởi, tận hưởng chương trình.
3)
Khi bạn là MC – người dẫn dắt chương trình hãy tập luyện để nhanh nhẹn với những
sự cố bất ngờ, “chữa cháy” một cách duyên dáng và chuyên nghiệp.
Tham gia ngay "Xử lý tình huống" tại khóa học MC – Giao tiếp – Thuyết trình
Vietskill
ĐỪNG
ĐỂ MỘT PHÚT CHỜ ĐỢI TRỞ NÊN VÔ TẬN ĐỐI VỚI KHÁN GIẢ CỦA BẠN.