1.
Nguyên tắc 1:
Đại
Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ hoặc chen lẫn vào
với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời.
=>
Bài học lãnh đạo: Người lãnh đạo luôn có tiêu chuẩn cao hơn, khao khát cao hơn,
ước mơ lớn hơn những người khác. Cũng bởi vậy mà nhiều khi họ cảm thấy “cô đơn”
trên bầu trời rộng lớn.
2.
Nguyên tắc 2:
Đại
Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng
cách 5 cây số. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm
từ xa, nó chú tâm và dành sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra
cách tiếp cận để bắt được con mồi đó. Không có vấn đề gì có thể cản trở được
nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được.
=>
Bài học lãnh đạo: Luôn có “tầm nhìn xa” và tập trung cao độ vào việc “thực hiện
tầm nhìn” đó.
3.
Nguyên tắc 3:
Đại
Bàng không ăn những thứ đã chết. Nó chỉ ăn những con mồi tươi. Kền kền thường
ăn động vật chết, nhưng Đại Bàng thì không.
=>
Bài học lãnh đạo: Chúng ta luôn phải nhớ rằng những cái gì đang tồn tại trong
chúng ta sẽ bị cũ đi và sẽ lỗi thời, vì vậy luôn luôn làm mới bản thân mình bằng cách học
hỏi và thay đổi liên tục.
4.
Nguyên tắc 4:
Đại
Bàng rất thích các cơn bão. Là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão. Khi những
đám mây xám xịt kéo đến thì đó là lúc những chú chim Đại Bàng rất vui mừng. Đại
Bàng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn. Một khi nó thấy gió của
cơn bão, Đại Bàng sử dụng sức mạnh của cơn bão hoành hành để nâng nó lên trên
những đám mây. Điều này cho phép các con Đại Bàng một cơ hội để lướt cao hơn từ
đôi cánh của nó. Trong khi đó, tất cả các loài chim khác thường ẩn trong lá,
cành, hốc cây.
=>
Bài học lãnh đạo: Trong khi người khác e sợ, thì người lãnh đạo dám làm, dám
thách thức, dám chấp nhận rủi ro… Họ coi khó khăn, thách thức chính là cơ hội để
chinh phục cuộc sống, cũng như chinh phục chính bản thân mình.
5.
Nguyên tắc 5:
Đại
Bàng luôn có bài kiểm tra trước khi nó đặt niềm tin vào con khác!
Ví
dụ: Như khi một con Đại Bàng Cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con
Cái bay xuống mặt đất trong khi con đực đang theo đuổi nó. Và nó cắp một cành
cây khô và bay trở lại vào không trung cùng với con đực đang theo đuổi nó. Khi
nó đã đạt đến một tầm cao mà nó mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành
cây rơi tự do. Khi đó con đực đuổi theo cành cây này.
Con
Đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do mà nó đang đuổi. Con đực
sẽ bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất. Nó sẽ mang nhành cây đó đưa
lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này
và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi
theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến
khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được
nghệ thuật nhặt lại cành cây này. Chỉ sau đó, con cái mới cho phép con đực giao
phối với nó.
“Cho
dù trong cuộc sống riêng tư hay trong kinh doanh, một trong những thử nghiệm
cam kết của mọi người dành cho mối quan hệ đối tác trước khi chúng ta hợp tác
cùng thành công.”
6.
Nguyên tắc 6:
Đại
Bàng chuẩn bị cho quá trình sinh sản và dạy kỹ năng cho Đại Bàng con. Khi đã sẵn
sàng đẻ trứng, con Đại Bàng đực và con Cái xác định một vị trí rất cao trên
vách đá nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được. Con đực sẽ bay xuống
mặt đất và chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của
vách đá, sau đó bay trở lại mặt đất một lần nữa để thu nhặt các cành cây nhỏ
hơn và xếp vào tổ cần làm.
Nó
bay trở lại mặt đất và chọn các cành cây khô có gai và đặt dưới các lá cây. Rồi
nó thu nhặt các đám cỏ mềm để trải trên các cành cây có gai. Các gai ở bên ngoài
của tổ bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập vào tổ. Cả hai con Đại Bàng đực và cái
tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ
chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Trong thời gian dạy cho những con Đại
Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các
con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ.
Trước
tiên khi con của nó được vài tháng tuổi, con đực và con cái sẽ dạy cho các con
qua những kỹ năng hàng ngày. Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó
nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần. Khi các
Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi
các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ và trong lúc này
nó tự hỏi tại sao mẹ và người cha yêu thương nó rất nhiều bây giờ lại tra tấn
nó.
Tiếp
đó, mẹ con Đại Bàng đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét
trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị
rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi
các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được. Nó cần phải tiếp thu
những kiến thức này thì mới có thể bay được.
=>
Bài học lãnh đạo: Hoa hồng có gai, cuộc sống có thử thách. Những nhiệm vụ khó
khăn, những thất bại ê chề, chính là những bài học tốt nhất để huấn luyện nhân
viên của bạn (và chính bạn).
7.
Nguyên tắc 7:
Đại
Bàng chuẩn bị cho tuổi già … Khi Đại Bàng trở nên già nua, lông của chúng trở
nên yếu và không thể giúp nó còn nhanh nhẹn như trước. Khi nó cảm thấy yếu và sắp
chết, nó tìm đến một một nơi xa trong đá. Ở đó, nó dùng mỏ nhổ và rũ hết tất cả
lông trên cơ thể của mình. Lại dùng mở mổ hết các móng vuốt. Và đập mỏ của mình
vào đá cho đến khi bật máu và bung ra.
Nó
ở lại trong nơi ẩn náu cho đến khi cơ thể mọc lông mới, chân và mỏ thay móng,
sau đó nó mới ra khỏi hang và trở lại cuộc sống bay lượn trên bầu trời.
=>
Bài học lãnh đạo: Đổi mới hay là chết. Là người lãnh đạo, bạn cần truyền bá
tinh thần cải tiến và đổi mới tới các nhân viên. Nhưng trước khi bạn làm điều
đó, cá nhân bạn cần trở thành một tấm gương – khiêm nhường học hỏi – để luôn cải
tiến, đổi mới và tiến về phía trước.
Nguồn:
ST