Sau
khi xem thí nghiệm này, tôi cảm thấy đặc biệt kinh ngạc, vì nó phản ánh một
phương pháp gây hại tiềm năng trong xã hội hiện đại.
Chúng
ta hãy cùng xem qua thí nghiệm kỳ lạ này: "Lời nói của con người rốt cuộc
có năng lượng lớn như thế nào?"
Tại
khuôn viên một trường học ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, IKEA đã mang
tới hai chậu cây xanh. Điều
đáng nói là, cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính, được chăm sóc nghiêm
ngặt giống nhau với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời.
Họ
kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai
một chậu cây, trong khi dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với
chậu cây còn lại.
Làm
thế nào để bắt nạt một cái cây?
Thí
nghiệm này cũng không quá bạo lực. Cái gọi là "bắt nạt" là tiến hành
"tấn công ngôn ngữ" vào cái cây đó.
Họ
đã tìm rất nhiều học sinh, trước tiên ghi lại lời nói của các em và sau đó phát
đi phát lại lời nói này bên "tai" của cái cây.
Những
lời mắng chửi này, chính là "bạo lực bằng lời nói" vốn rất quen thuộc
với chúng ta. Ví dụ như:
"Bạn
là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!"
"Bạn
không xanh tươi chút nào!"
"Bạn
trông giống như sắp héo đến nơi rồi"
"Bạn
không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!"
Cái
cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lợi ca ngợi như:
"Tôi
thích bộ dáng của bạn lắm !"
"Tôi
rất vui khi nhìn thấy bạn ."
"Bạn
thực sự rất đẹp !"
"
Thế giới này thay đổi vì bạn ?"
"Bạn
thật tuyệt !"
Một
mặt là sự xúc phạm của bạo lực bằng lời nói, mặt khác là khen ngợi và khích lệ.
Cứ như vậy, thí nghiệm này kéo dài trong 30 ngày.
Và
kết quả sau 30 ngày, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Có thể nói
là bất ngờ, nhưng cũng là hợp tình hợp lý:
Điều
này đủ để thấy rằng: sức mạnh của ngôn ngữ khủng khiếp như thế nào!
Bạo
lực ngôn ngữ - kẻ sát thủ vô hình
Theo
thống kê: mỗi năm có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị bạo lực
ngôn ngữ và bắt nạt. Nhưng
bạo lực ngôn ngữ và bắt nạt không chỉ trong khuôn viên trường, nó có thể xảy ra
mọi nơi ở xung quanh chúng ta.
Đôi
khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả
thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá
lớn nhất.
"Đồ
vô dụng", "đồ vô tích sự", "đồ ngốc"… Dưới sự tấn công
bạo lực của những ngôn từ này, nhiều trẻ em đã chọn cách tự làm hại mình và tìm
đến cái chết.
Theo
một cuộc khảo sát, hơn 60% phạm tội vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha
mẹ của họ. Tác
động của những cảm xúc và ký ức tiêu cực đó là vô cùng lớn, khó mà tưởng tượng
được. Nhưng có không ít cha mẹ, vì họ không thể kiểm soát được cảm xúc của
mình, thường khiển trách và lăng mạ con cái, lại bao biện rằng.
Sưu tầm