Để nghe về thuật ngữ #debate
thì có lẽ sẽ rất nhiều người chưa hiểu đó là gì, nhưng nói tới thuật ngữ Việt về
tranh luận, tranh biện thì có lẽ đó là khái niệm không quá xa vời. Một điều
luôn xảy ra với bất kỳ ai trong cuộc sống vì khi có tranh biện mới có sự giao
tiếp để làm rõ các vấn đề.
1. Hiểu debate là gì cùng
sự tác động trong cuộc sống
Debate được hiểu theo
nghĩa tiếng việt tức là tranh biện, tranh luận đây là quá trình tăng thêm về tư
duy cùng khả năng biểu đạt thông qua một loạt các bước như thu thập, sắp xếp, đối
đáp, đối chiếu phân tích về một nguồn thông tin. Để từ đó có thể đưa ra các biện
pháp tốt nhất cho sự giải quyết các khúc mắc và mâu thuẫn xung đột giữa các cá
nhân, nhóm nào đó.
Mục đích chính là làm sao
có một hướng kết quả tốt nhất và xem ai là người đưa ra đưa được sáng kiến tốt
nhất.
Trong các cuộc tranh biện
này sẽ luôn tồn tại một người được gọi là trung lập cùng với sự thấu hiểu về cuộc
sống, cùng với các tư duy phản biện tốt để thu thập thông tin và đưa ra hướng
đi chung. Thúc đẩy cho chính các thành viên tạo ra nhóm tạo nên sự xuất sắc sau
mỗi cuộc tranh luận đó, tăng thêm về các kỹ năng mềm.
2. Phân biệt rõ giữa
tranh biện và tranh cãi
Nhiều người vẫn chưa thực
sự hiểu rõ về tranh biện và tranh cãi là gì nên đôi khi mọi người vẫn lầm tưởng
hai điều này là một và khi bản thân đang tranh cãi nhưng vẫn nghĩ tranh biện.
Tranh biện và tranh cãi
là hai thuật ngữ đều dùng để thể hiện thiện ý nói nhưng lại khác nhau hoàn toàn
sử mục đích hướng tới nên cần tìm hiểu thật kỹ để tránh sự nhầm lẫn.
Tranh biện
Đây là hình thức sử dụng lý
luận để diễn giải ý nói của mình và khi tranh biện thì dù lý luận của mình kém
hơn những người khác thì bản thân có thể hiểu và chấp nhận lý luận được cho là
tốt hơn của người đó. Tạo nên sự kết hợp hướng theo một lối đi một tư duy chung
cùng tìm ra điểm cần phát huy và điểm cần hạn chế sau này.
Hình thức này sẽ luôn có
sự hiểu sâu hơn và lựa chọn theo cái đúng tạo nên mục đích chung để cùng hướng
tới không tồn tại về thắng thua. Mà tại đây chỉ đẩy mạnh về điểm mạnh và giảm bớt
về các điểm yếu tạo nên tập thể vững mạnh nhất. Sự vận dụng về trí óc và sự
sáng tạo luôn được đề cao.
Tranh cãi
Với tranh cãi có thể hiểu
đơn giản là sử dụng cái lý luận chỉ để bảo vệ cho cái tôi của bản thân, đề cao
hơn về cái gọi là “bản ngã” luôn nhắm tới sự hơn thua.
Tranh cãi là nhắm tới những
điểm yếu, kém của người khác để tạo sự phản biện và không hề có sự để ý tới điểm
tốt, điểm có thể cải thiện của người tranh cãi với mình. Luôn nhắm tới một mục
đích tất yếu làm sao để có thể thắng được họ không biết được rằng chính bản
thân mình là thắng hay thua. Chính đó tạo nên một sự ganh đua không hợp lý tại
đây, nếu người tranh cãi thắng sẽ càng tăng thêm sự tự mãn cho chính mình, coi
như bản thân mình luôn đúng. Còn nếu ngược lại họ là người thua họ sẽ có sự tị
nạnh, buồn khổ, hay tự ti.
Qua đó chúng ta có thể thấy
một điều rất dễ dàng nhận thấy, tranh biện sẽ giúp chúng ta tiến bộ hơn, có tư
duy mới tạo nên sự gắn kết còn với tranh cãi sẽ tại sự yếu kém, tụi lùi và xa
lánh hơn với tập thể.
Hoặc chúng ta có thể nhớ đơn
giản như sau: Tranh biện kéo dãn vấn đề giúp người nghe có cái nhìn khách quan,
đa chiều còn hùng biện lại sử dụng quan điểm chủ quan cá nhân để “đánh thẳng”
vào tâm lí đối phương nhằm tạo sự tin cậy. Như vậy, hùng biện và tranh biện
là hai khái niệm nhưng chúng bổ sung cho nhau.